Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam trong ngành bán dẫn

GD&TĐ - Các biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo nhân lực, hợp tác ngành bán dẫn và kết nối thị trường giữa doanh nghiệp VN, Nhật Bản, Đài Loan (TQ) được ký kết.

Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam trong ngành bán dẫn

Sự kiện diễn ra vào ngày 27/3/2024, tại Đài Loan (Trung Quốc). Các biên bản ghi nhớ được ký kết giữa Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hiệp hội giao lưu thân hữu Nhật - Việt ( JVFA) và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc).

Đại diện của ba bên cũng đã thống nhất tổ chức đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) về chíp bán dẫn và công nghệ cao sẽ về khảo sát môi trường đầu tư vào Việt Nam dự kiến cuối tháng 4 và trong tháng 5/2024 theo lời mời của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và lãnh đạo Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hiệp hội giao lưu thân hữu Nhật - Việt ( JVFA) và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam- Đài Loan (Trung Quốc) (VTBA) ký kết văn bản thỏa thuận toàn diện thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực chip bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực và thúc đẩy giao lưu thương mại - văn hóa giữa Việt Nam - Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).
Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hiệp hội giao lưu thân hữu Nhật - Việt ( JVFA) và Hip hi Doanh nghip Vit Nam- Đài Loan (Trung Quốc) (VTBA) ký kết văn bản thỏa thuận toàn diện thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực chip bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực và thúc đẩy giao lưu thương mại - văn hóa giữa Việt Nam - Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hồng Huệ (Peter Hồng), Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài nhận định, đây là điểm khởi đầu. Ba bên sẽ xây dựng những nội dung hợp tác hết sức cụ thể hiệu quả và thiết thực, nhằm để hỗ trợ đóng góp một phần trên con đường phát triển kinh tế của Việt Nam.

“Chúng tôi sẽ chọn thành phố Đà Nẵng và một số địa phương ở miền Bắc, miền Nam làm mô hình hợp tác thí điểm, thu hút nhiều nhà đầu tư công nghệ cao, chip bán dẫn từ Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ kết nối các sản phẩm của Đà Nẵng và các địa phương của Việt Nam đến với thị trường thương mại của Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc)”, ông Peter Hồng chia sẻ thêm.

Đại diện đoàn Nhật Bản, Tổng hội bảo vệ Doanh nghiệp Nhật Bản - Chủ tịch chi hội Thành phố Kumamoto kiêm Chủ tịch Hiệp hội giao lưu thân hữu Nhật - Việt, ông Yasunaga Kojiro cho rằng, đây là một ý tưởng, sự sáng tạo mới, sẽ mở ra một cơ hội hợp tác cho chuỗi cung ứng ngành bán dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp của Nhật Bản, Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc).

Về phía chủ nhà, ông Trương Thành, Cục phát triển Kinh tế thành phố Đào Viên đánh giá cao việc ký kết hợp tác giữa ba hiệp hội. Ông Trương Thành khẳng định, địa phương cũng sẽ nghiên cứu phương pháp thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp Đài Loan có những bước tiếp theo để kết nối thị trường thương mại quốc tế sau buổi ký kết này.

Tại buổi ký kết hợp tác, Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc) ra mắt thành lập Ủy ban kết nối hợp tác ngành bán dẫn và Ủy ban kết nối hợp tác đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn.

Ba hiệp hội đã xúc tiến thành công hai hợp đồng hợp tác thương mại và hai hợp đồng hợp tác phát triển thị trường thương mại của Doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) mở rộng vào thị trường Nhật Bản.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.