Cô giáo biến vật dụng thành đồ dùng dạy học

GD&TĐ - Hơn 17 năm gắn bó với nghề dạy học, cô Phạm Thị Hạnh - Giáo viên Trường THPT Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội) luôn tự nhủ là không ngừng học tập để trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thiện bản thân để “mỗi ngày đến trường có một cái mới" và “mỗi tiết học là một bước tiến”.

Cô Phạm Thị Hạnh trong giờ lên lớp. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Cô Phạm Thị Hạnh trong giờ lên lớp. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Sáng tạo trong từng tiết dạy

Theo cô Hạnh, trong công cuộc đổi mới của giáo dục từ dạy học kiến thức sang hình thành và phát triển năng lực cho học sinh thì giáo viên cần thay đổi cách nghĩ, cách làm.

Cô Hạnh chia sẻ, động lực để giúp mỗi người giáo viên thay đổi bản thân, hoàn thiện bản thân mỗi ngày xuất phát từ lòng yêu nghề, mến trẻ. Điều đó sẽ giúp giáo viên ngày càng gắn bó với nghề dạy học hơn.

Chính vì vậy, cô luôn sáng tạo trong từng tiết dạy. Trong quá trình nghiên cứu, học hỏi về dạy học năng lực, cô Hạnh nhận thấy, có mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ và kết quả của mối liên hệ đó là năng lực.

Điều này đã trở thành kim chỉ nam cho những giờ dạy của cô để phát triển năng lực cho học sinh và cô đã thử nghiệm các giờ dạy này ngay trên lớp học, thể hiện cụ thể thông qua việc thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập.

Với tiết học thực hành: Cấu trúc chương trình sách giáo khoa hiện hành là học các tiết học lý thuyết theo một chủ đề, rồi sau đó là các tiết học thực hành về nội dung lý thuyết đã học.

Theo đó, bộ môn Sinh học của trường cô đã thống nhất thay đổi cấu trúc chương trình là, đưa các tiết học thực hành lên trước các tiết học lý thuyết. Điều này giúp các em học sinh tiếp cận vấn đề ở góc độ từ thực tiễn rồi đến lý thuyết khoa học.

Các hoạt động học tập của tiết học thực hành như sau: Giáo viên hướng dẫn học sinh qui trình làm bài thực hành, cách viết báo cáo thực hành. Học sinh làm thực hành tại nhà theo cặp hoặc theo nhóm.

Trong quá trình làm nếu học sinh phát sinh những khó khăn thì giáo viên sẽ hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của học sinh. Học sinh báo cáo kết quả thực hành vào tiết học thực hành với các hình thức trưng bày và báo cáo mẫu vật thật, giới thiệu hình ảnh sản phẩm thực hành và báo cáo, trình chiếu clip quay quá trình thực hành và báo cáo. Sau phần báo cáo của học sinh, giáo viên đánh giá kết quả thực hành và rút kinh nghiệm cho các giờ thực hành tiếp theo.

Dạy học qua Youtube

Với cách làm như trên, năm học 2017- 2018, cô Hạnh đã rèn luyện được cho học sinh thành thục các kỹ năng: quan sát, phân tích, tổng hợp, làm việc nhóm, viết báo cáo, thuyết trình và tư duy phản biện.

Đối với các tiết học lý thuyết: Trong các hoạt động, hoạt động hình thành kiến thức được cô Hạnh thiết kế với hai trong số các phương pháp sau: phương pháp vấn đáp - tìm tòi, trực quan - tìm tòi, thảo luận, đóng vai…

Với phương pháp trực quan - tìm tòi (phương pháp đặc trưng của bộ môn Sinh học) cô yêu cầu học sinh các kỹ năng: quan sát tranh, hình, làm thí nghiệm, mô tả thí nghiệm, giải thích thí nghiệm.

Với hoạt động luyện tập cô đã thử nghiệm thời gian dành cho hoạt động này là 12 phút được thực hiện ở các mức độ khác nhau. Hoạt động mở rộng thực hiện trong 1 đến 2 phút: cô hướng dẫn học sinh xem phim trên kênh Youtube ở các chương trình “Khám phá chân trời mới”, “Phim khoa học” có phụ đề tiếng Việt, không có phụ đề tiếng Việt nhằm giúp học sinh bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng học tập môn tiếng Anh…

Với cách làm như trên, học sinh của cô đã được hình thành và rèn luyện các năng lực quan sát, phân tích, năng lực thực nghiệm, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác trong quá trình học tập bộ môn Sinh học.

Để một giờ học sinh động thì cần có đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học yêu cầu học sinh phải làm việc và hỗ trợ các em suy nghĩ trong việc tìm hiểu các đơn vị kiến thức.

Cô Hạnh đã sử dụng những vật dụng đơn giản như ống hút, quả bóng nhựa, miếng bìa cacton, lá vạn tuế để tạo thành các đồ dùng dạy học phục vụ thiết thực cho các tiết học của mình như: virut, các ion trong tế bào, mang cá, phổi chim, vòng gỗ của cây…

Việc làm đồ dùng dạy học không chỉ dừng ở mức độ cá nhân mà đến nay đã trở thành phong trào làm đồ dùng dạy học trong tất cả các giáo viên của bộ môn Sinh học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.