Gia đình chàng trai 34 tuổi đến từ Washington, Mỹ đã phải làm xét nghiệm quan hệ cha con tại nhà sau khi biết rằng nhóm máu con trai của họ không phù hợp với cha mẹ. Sau đó, xét nghiệm này cho kết quả đứa bé mới sinh của cặp vợ chồng không có ADN giống bố mẹ.
Trước khi mang thai đứa bé, cặp vợ chồng này đã đến phòng khám hỗ trợ sinh sản để giúp họ đậu thai. Vì vậy, anh chị rất lo lắng khi tính đến trường hợp tinh trùng của chồng bị nhầm với người hiến tinh trùng khác.
Một thời gian sau, họ tìm đến phòng thí nghiệm uy tín để làm xét nghiệm quan hệ cha con. Xét nghiệm này cũng xác nhận anh và con trai không có quan hệ máu mủ.
Cặp vợ chồng buồn bã quay lại phòng khám trước kia để đối chứng, nhưng lại nhận được cam đoan rằng người cha là người đàn ông da trắng duy nhất cho tinh trùng tại cơ sở vào ngày con trai họ được thụ thai. Ngoài ra, con trai họ sinh ra cũng là người da trắng.
Ảnh minh họa bởi BuzzFeed.
Không tìm được lời giải đáp, cặp vợ chồng liên lạc với ông Barry Starr, một nhà di truyền học tại Đại học Stanford để tìm kiếm câu trả lời thỏa đáng. Ông Starr đề nghị họ thực hiện bài kiểm tra phả hệ di truyền qua 23andMe.
Không giống như các xét nghiệm quan hệ cha con tiêu chuẩn, chỉ phân tích khoảng 15 dấu hiệu di truyền để xác nhận việc làm cha, các xét nghiệm phả hệ di truyền của 23andMe đánh giá hàng trăm ngàn dấu hiệu trên một bộ gen cá nhân.
Kỳ lạ thay, kết quả của 23andMe nói rằng anh chàng người Mỹ kia không phải là bố của đứa bé, mà là chú ruột. Và đó là lúc ông Starr nhận ra bệnh nhân mắc chứng Chimerism (hai cơ thể trong cùng một con người).
Một xét nghiệm cho thấy khoảng 10% tế bào tinh trùng của anh được di truyền cho cậu con trai. Điều đó nói lên rằng cha đẻ của cậu bé lại chính là chú ruột, người chưa từng được sinh ra nhưng đã sống trong cơ thể người cha từ rất lâu.
Chứng bệnh Chimerism ở con người xảy ra tương đối phổ biến nhưng lại rất khó để nhận biết. Có đến 1/8 các ca sinh một con đều bắt đầu từ việc người mẹ mang thai đôi hoặc ba nhưng bị sảy và các tế bào từ những đứa trẻ xấu số có thể được hấp thụ bởi người con còn lại.
Các trường hợp tương tự cũng xảy ra ở cả cấu trúc gen của người mẹ. Năm 2002, Karen Keegn (52 tuổi) đến từ Boston cần được ghép thận và phát hiện con trai ruột không hề thừa hưởng ADN của mình.
Trong buồng trứng của bà tồn tại hai bộ gen khác biệt, và một trong só chúng được di truyền cho con trai. Đồng nghĩa với việc người mẹ thực sự của con là chị em song sinh chưa từng ra đời.