Chuyển đối số trong giáo dục đáp ứng nhu cầu đào tạo không chính quy

GD&TĐ - Trường ĐH Mở Hà Nội tổ chức hội nghị thường niên về đào tạo không chính quy năm 2022.

PGS.TS Nguyễn Mai Hương – Bí thư Đảng ủy, chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Mở Hà Nội tri ân các thầy, cô nguyên là lãnh đạo các đơn vị liên kết, các trạm đào tạo từ xa.
PGS.TS Nguyễn Mai Hương – Bí thư Đảng ủy, chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Mở Hà Nội tri ân các thầy, cô nguyên là lãnh đạo các đơn vị liên kết, các trạm đào tạo từ xa.

Hội nghị tổ chức trong 2 ngày (27, 28/10). Hội nghị cũng nhằm phát triển tuyển sinh và đào tạo không chính quy dựa trên nền tảng công nghệ số.

Mở cơ hội học tập cho mọi người

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội – khẳng định, kể từ ngày đầu thành lập, nhà trường xác định thực hiện sứ mạng “Mở cơ hội học tập cho mọi người”. Điều này không thể thực hiện được nếu thiếu sự chung tay, góp sức và đồng hành của các Đơn vị liên kết/Trạm đào tạo.

Hiện nay, nhà trường đang trong giai đoạn thực hiện chuyển đổi số vào phần lớn các hoạt động nghiệp vụ của trường. Quá trình chuyển đổi sẽ giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ được thực hiện một cách có quy trình, bài bản, lưu trữ được minh chứng.

Nhà trường đã xây dựng thành công hệ thống để cán bộ của Đơn vị liên kết/Trạm đào tạo tại địa phương có thể phối hợp trong tác nghiệp, phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý cũng như có các đánh giá khách quan cho khối lượng đóng góp của các bên.

TS Lê Thị Hằng phát biểu tại hội nghị.

TS Lê Thị Hằng phát biểu tại hội nghị.

Năm học 2022-2023, Trường ĐH Mở Hà Nội đang trong quá trình rà soát và thực hiện xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống thông tin của Nhà trường. Trong đó, xác định thực hiện chuyển đối số theo lộ trình, ưu tiên quản lý đào tạo trước, sau đó mở rộng ra đến quản lý khoa học – công nghệ, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, tài chính - tài sản, sinh viên, giáo trình, học liệu v.v…

Đối với một cơ sở giáo dục, hoạt động quản lý đào tạo là khâu quan trọng chủ chốt, chiếm một phần lớn tỉ trọng trong các hoạt động của Nhà trường. Quy trình quản lý đào tạo yêu cầu sự liên thông dữ liệu, phối hợp tác nghiệp giữa các đơn vị, cá nhân một cách thống nhất hiệu quả.

Tại thời điểm hiện tại, nhà trường đã cung cấp cho các đơn vị liên kết/trạm đào tạo địa phương công cụ cho phép sinh viên, cán bộ Trạm chủ động nhập dữ liệu lên trên hệ thống của trường. Qua đánh giá, hệ thống hoạt động ổn định, tiết kiệm được thời gian, công sức và giảm được sai sót trong quá trình nhập liệu.

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội phát biểu tại hội nghị.

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội phát biểu tại hội nghị.

Chuyển đối số trong giáo dục không phải là đích đến

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung cho biết, thời gian tới, nhà trường đẩy mạnh hoàn thiện các hệ thống phần mềm quản lý đào tạo. Hệ thống này cho phép sinh viên có thể theo dõi tiến độ học tập, đăng ký khối lượng học tập theo học kỳ, thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến.

Khi thông tin về người học được lưu trữ đầy đủ, các quy trình sẽ được xử lý một cách tự động thay vì thủ công qua các bộ phận cố vấn học tập, giáo vụ, giáo viên chủ nhiệm. Việc phân quyền khi được thực hiện chính xác trên bộ dữ liệu hoàn chỉnh sẽ giúp giảm thời gian chờ đợi, xử lý tại các khâu trung gian. Chuyển đổi số, lúc này, vừa đóng vai trò như chất xúc tác để hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, vừa đóng vai trò lưu trữ các minh chứng phục vụ đảm bảo chất lượng.

Khi chuyển đối số cho quản lý đào tạo dần hoàn thiện, các giao diện của quản lý khoa học - công nghệ, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, tài chính - tài sản, sinh viên, giáo trình, học liệu… cũng dần hình thành các bộ khung và chờ áp dụng, khớp nối giữa các mô-đun để trở thành hệ thống công nghệ thông tin tổng thể. Hệ thống này quản lý toàn bộ các hoạt động của nhà trường trên môi trường số.

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung trao tặng giấy khen cho đại diện các đơn vị đã có nhiều đóng góp trong việc phối hợp tổ chức đào tạo không chính quy đạt hiệu quả cao.

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung trao tặng giấy khen cho đại diện các đơn vị đã có nhiều đóng góp trong việc phối hợp tổ chức đào tạo không chính quy đạt hiệu quả cao.

“Chuyển đối số trong giáo dục không phải là đích đến mà là quá trình liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao không chỉ cho đào tạo chính quy, không chính quy mà còn để xây dựng xã hội học tập, phục vụ học tập suốt đời” – PGS.TS Nguyễn Thị Nhung nhấn mạnh.

Theo TS Lê Thị Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT) - để quá trình chuyển đổi số diễn ra có hiệu quả, thực chất đảm báo đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bất cứ tổ chức nào cũng cần phải quan tâm đến các yếu tố sau: Quy trình công việc; hạ tầng cơ sở công nghệ; nguồn nhân lực.

Về quy trình công việc, tham chiếu đến điều kiện của từng cơ sở giáo dục là chuyển đổi toàn bộ quy trình làm việc ở tất cả các lĩnh vực quản lý trong Nhà trường, bao quát được tất cả các lĩnh vực.

Quản lý đào tạo, sinh viên, cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đây là một khối lượng công việc đồ sộ, phức tạp, yêu cầu nhiều quản lý, liên kết các khối nghiệp vụ khác nhau trong một hệ thống thống nhất. Quá trình chuyển đổi số, do vậy, phức tạp nhất ở khâu chuyển đổi số cho quy trình công việc.

Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.

Về cơ sở hạ tầng công nghệ, thì các cơ sở giáo dục đã triển khai được hạ tầng cơ bản phục vụ việc dạy và học, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, để đáp ứng vận hành thông tin thông suốt cho quá trình chuyển đổi số thì các nhà trường cần phải nâng cấp hệ thống máy chủ, hạ tầng mạng, hạ tầng viễn thông.

Về nguồn nhân lực thì quá trình chuyển đổi số yêu cầu đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện không những nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có khả năng trao đổi, mô tả, giải thích các quy trình làm việc cho đội ngũ phát triển.

Trong suốt quá trình xây dựng hệ thống, đội ngũ phát triển chuyển đổi số phải làm việc với tất cả các đơn vị liên quan trong tổ chức. Tổ chức giáo dục cũng phải tự chủ động xây dựng được đội ngũ để có thể nhận chuyển giao, vận hành, cập nhật hệ thống.

Trường ĐH Mở Hà Nội là một trong những đơn vị có uy tín trong đào tạo không chính quy của cả nước, đặc biệt là cơ sở giáo dục hàng đầu về giáo dục mở và từ xa. Nhà trường cũng phát triển được 88 Trạm liên kết đào tạo từ xa trải dài suốt từ Bắc xuống Nam với số lượng ngành đào tạo không chính quy lên đến 14 ngành đào tạo đầy đủ các loại hình vừa học, vừa làm, từ xa truyền thống, từ xa trực tuyến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.