Chương trình đầy tính nhân văn

GD&TĐ - Một tin vui lớn đến với học sinh - sinh viên trên cả nước khi Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1656/QĐ-TTg điều chỉnh mức cho vay quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV. 

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Theo đó, mức cho vay tối đa là 2,5 triệu đồng/tháng/HSSV, so với mức cũ đã áp dụng từ 15/6/2017 thì mức cho vay tối đa đối với HSSV tăng thêm 1 triệu đồng/tháng/HSSV.

Quyết định sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2019, áp dụng đối với các khoản giải ngân mới kể từ khi quyết định này có hiệu lực thi hành. Tức là từ thời điểm 1/12/2019, học sinh – sinh viên được vay theo mức mới, một mức tăng đáng kể chắc chắn sẽ hỗ trợ nhiều cho việc học tập, sinh sống của học sinh - sinh viên.

Cùng với việc ra Quyết định, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí vốn cho vay, vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) để triển khai thực hiện chương trình sau năm 2020 theo quy định của pháp luật. NHCSXH có trách nhiệm thực hiện cho vay, giám sát...

Theo như đánh giá của NHCSXH, tính đến ngày 31/10/2019, chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn có dư nợ đạt trên 10.978 tỷ đồng. Đây là chương trình tín dụng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Đã có rất nhiều HSSV nhờ có chương trình tín dụng mà tiếp tục được theo học và trưởng thành có những đóng góp cho xã hội.

Ngược trở lại thời gian trước. Vào năm 1999, thời điểm chương trình tín dụng HSSV manh nha hình thành, khi đó việc triển khai còn nhiều lúng túng. Giai đoạn này mới chỉ giải ngân được 3,5 tỷ đồng. Nhưng sang đến năm 2000, đã giải ngân được 30 tỷ đồng, với tổng số SV được vay vốn là 20.000 SV/67.000 SV trong diện được vay vốn.

Và đến ngày 4/9/2001 đã có gần 30.000 HSSV của 108 trường ĐH, CĐ và TCCN trên cả nước được vay vốn với tổng số tiền giải ngân thời điểm đó là 45.967.000.000 đồng. Còn nhớ ngày đó việc huy động quỹ từ các ngân hàng là rất khó khăn.

Cũng trong những ngày đó, người viết bài này đến Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp) để viết về sinh viên được hưởng lợi từ chương trình tín dụng sinh viên. Một bạn SV quê ở Ninh Bình, đang học năm thứ 4 Khoa Kinh tế. Nhà bạn đó có 4 chị em 2 em đang học tiểu học và trung học cơ sở, em gái lớn đang học năm thứ hai Học viện Ngân hàng. Bạn SV đó cho biết cả 2 chị em đều vay tín dụng để đi học. Nếu không có chương trình tín dụng HSSV chắc chắn hai chị em sẽ ở nhà vì không có tiền ăn học.

Được biết sau đó, cả hai ra trường và có công ăn việc làm, thu nhập tốt. Hai chị em không chỉ trả nợ xong các khoản vay ăn học, mà còn tham gia vào nhiều chương trình thiện nguyện cho học sinh nghèo. Nhắc lại chuyện này, người viết không ngoài mục đích chứng minh một chủ trương đúng đắn, mang giá trị nhân văn tốt đẹp đã có sức sống mãnh liệt và đi vào lòng dân. Không biết đã có cơ quan nào làm con số thống kê những HSSV thành đạt nhờ chương trình tín dụng này chưa, nhưng chắc chắn là rất nhiều.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.