Chùm ảnh cho thấy người Trung Quốc bị nghiện mua sắm online

Bộ ảnh khá độc đáo có tên Online Shopping Family Stuff của nhiếp ảnh gia Huang Qinjun ghi lại hình ảnh các gia đình Trung Quốc bên cạnh tất cả những món đồ mà họ mua sắm qua mạng.

Chùm ảnh cho thấy người Trung Quốc bị nghiện mua sắm online

Người dân Trung Quốc gần như mua tất cả mọi thứ qua mạng, có những món đồ lặt vặt hàng ngày như dép đi trong nhà, chất tẩy rửa nhưng cũng có những món đồ xa xỉ như iPhone và máy bay không người lái. Đội quân mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Chỉ trong năm vừa qua người dân Trung Quốc đã chi tới 450 tỷ USD vào mua sắm trực tuyến.

DSC_8573-1-1024x717-82125
Li Nian sống tại Bắc Kinh. Anh chàng 26 tuổi này bắt đầu mua sắm trực tuyến từ năm 2007 và thích mua máy bay mô hình.
"Mua sắm trên Internet đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống hàng ngày của mọi người, không chỉ ở thành phố lớn mà còn ở các khu vực nông thôn", Qinjun nói. "Tôi nghĩ rằng ghi lại hiện tượng xã hội này là điều rất thú vị".
DSC_7032-1-21-1024x717-82125
Liu Chunxiao sống với gia đình tại Cát An, Thông Hóa, Cát Lâm gần biên giới Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Kể từ năm 2012, cô bắt đầu mua sắm trực tuyến, cô chủ yếu mua đồ chơi và quần áo cho con trai cô.
Qinjun bắt đầu công việc vào tháng Một, ông đã ghé thăm tổng cộng 14 gia đình. Ông thường nhờ những người bạn của mình giới thiệu ông với những đối tượng tiềm năng hoặc gõ cửa ngẫu nhiên một ngôi nhà mà ông thấy độc đáo và giải thích, thuyết phục họ tham gia. "Một số người hiểu những gì tôi làm nhưng một số khác thì không", ông nói. "Đôi khi tôi bị từ chối".
DSC_7190-2-1024x717-82125
Wang Yafeng sống ở Mạc, Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Anh chàng 28 tuổi này bắt đầu mua sắm trực tuyến vào năm 2009. Anh cho biết đã chi 220.000 nhân dân tệ trên trang mua sắm Taobao.
Sau khi được cho phép, ông và trợ lý tìm kiếm một cách cẩn thận từng căn nhà, nhặt ra những món đồ được mua qua Internet và xếp chúng ra bên ngoài. Ông sắp đặt bố cục cho hợp lý sau đó mời gia đình đứng vào cùng với những món đồ để ông chụp ảnh. Khi chụp xong ông lại trả các đồ vật về đúng chỗ cũ. Toàn bộ quá trình có thể mất tới 10 giờ.
DSC_7378-1-11-1024x717-82125
Liu Jun và gia đình của anh sống ở Nội Mông. Họ bắt đầu mua sắm trực tuyến vào năm 2012. Kể từ đó tới nay anh đã chi 30.000 nhân dân tệ trên trang mua sắm Taobao.
Ngoài con người và những món đồ, Qinjun còn rất khéo léo khi chụp được cả một phần môi trường sống của những gia đình trên vào trong ảnh. Trong một bức ảnh, một phụ nữ có tên Liu Chunxiao đứng bên cạnh con trai trong tuyết, xung quanh là đồ chơi và quần áo mà cô mua cho con. Qinjung giải thích rằng với Chunxiao, "mua sắm trực tuyến trở thành một cách đặc biệt để thể hiện tình yêu". Trong một bức ảnh khác, một thanh niên tên Huang Jianguang chụp ảnh bên cạnh chiếc xe đạp của anh. Anh đã dành khoảng 40.000 nhân dân tệ để mua sắm trực tuyến, đa số các món đồ anh mua đều phục vụ sở thích đi xe đạp. Anh đã dùng xe đạp đi du lịch 50.000 dặm qua 18 tỉnh.
DSC_7588-2-1024x717-82125
Mahmoodjan, 28 tuổi, sống cùng vợ ở Kashgar, Tân Cương. Anh bắt đầu mua sắm trực tuyến vào năm 2006 và đã từng mua Kindle và iPhone trên mạng cùng một vài vật dụng khác.
Online Shopping Family Stuff gợi ý làn sóng dịch chuyển tài sản tại Trung Quốc. Trong năm 2014, thu nhập bình quân đầu người Trung Quốc tăng 10,1% và số người sử dụng Internet cũng tăng từ 610 triệu lên 649 triệu người. Dựa trên những con số trên chúng ta có thể thấy gần một nửa số người dùng Internet Trung Quốc vẫn chưa tham gia mua sắm trực tuyến và phần lớn người dân tại quốc gia này vẫn không thể truy cập Internet.
DSC_7858-1-1024x717-82125
Jia Yuhao và Lu Xuefeng sống tại Lhasa, tỉnh Xizang. Họ bắt đầu mua sắm trực tuyến từ năm 2005 và 80% đồ vật mà họ đang sở hữu được mua qua mạng.
Thị trường mua sắm trực tuyến Trung Quốc còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa nếu toàn bộ người sử dụng Internet tại quốc gia này tham gia mua sắm trực tuyến. Hơn nữa, khi Internet phổ cập tới toàn bộ các vùng lãnh thổ, các gia đình Trung Quốc ở nông thôn cũng như thành thị sẽ có quyền mua sắm các món hàng tương tự nhau. Khi đó, mua sắm trực tuyến sẽ "thay đổi các mô hình kinh tế xã hội".
DSC_7942-4-1024x717-82125
Gyatsoling Rinpoche là một thầy tu
Tây Tạng 25 tuổi. Anh sống ở Đền Pinto Lin ở Changdu, Tây Tạng. Anh bắt đầu mua sắm trực tuyến vào năm ngoái và thường sử dụng Internet để mua những hàng hóa như đèn dầu và nến để sử dụng trong đền.
DSC_8032-2-1024x717-82125
Lu Qinzhi, 43 tuổi và sống tại Làng Baisha, Lệ Giang, Vân Nam. Anh là nông dân và chia sẻ với Qinjing rằng hai anh trai của anh đã mua cho anh một chiếc máy tưới nước qua mạng.
DSC_8089-1-1024x717-82125
Aer Yingming, 34 tuổi, và gia đình cô bắt đầu mua sắm trực tuyến vào năm 2008. Họ sống ở Gucheng, Lệ Giang, tỉnh Vân Nam. Cô chia sẻ với Qinjung rằng những món đồ mua sắm từ Taobao có mặt ở khắp các góc trong căn nhà của cô.
DSC_8886-1-1024x717-82125
Huang Jianguang, 18 tuổi, sống tại quận Tự trị Rongshui Miao, Liễu Châu, Khu tự trị Choang Quảng Tây. Anh mua phụ tùng xe đạp trên Taobao và tự lắp ráp chiếc xe đạp của mình. Anh đã chi 40.000 nhân dân tệ để mua sắm các món đồ qua mạng phục vụ sở thích đi xe đạp.
DSC_9020-1-1024x717-82125
Sun Bin, 31 tuổi, sống tại Hàng Châu, Chiết Giang. Trong sáu năm qua, anh đã chi 550.000 nhân dân tệ để mua các món đồ trang trí nhà và các món đồ khác trên các trang mua sắm như Taobao.
DSC_9044-2-1024x717-82125
Mao Hongwei, 48 tuổi, sống tại Yuanling, Đồng Lư, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Lần đầu ông mua sắm trực tuyến diễn ra vào năm 2014 khi Taobao có một chương trình khuyến mại đặc biệt. Ông đã sử dụng Internet để mua tất cả các món đồ nội thất và các món đồ trang trí cho ngôi nhà mới của ông.
DSC_9056-1-1024x717-82125
Zhang Boya sống trên Phố Chaoyang Park, Bắc Kinh. Cô 28 tuổi và mua sắm trực tuyến lần đầu vào năm 2009. Kể từ đó tới nay, cô đã mua 80% các món đồ nội thất của mình qua mạng.
Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...
Chuyên gia đào tạo chia sẻ với học sinh Trường THCS Thành Công.

Cha mẹ hạnh phúc, con thành công

GD&TĐ - Chuyên đề Cha mẹ hạnh phúc, con thành công với góc nhìn mới, tầm quan trọng của "tam giác vàng" gia đình - trẻ em - thầy cô với sự phát triển của trẻ.