Một số kết quả nghiên cứu còn cho thấy, khí gas thải ra từ các động cơ có khả năng phản ứng với ánh nắng, gây ra hàng loạt các rắc rối cho mắt khi chúng bị kích ứng mạnh như khô mắt, chảy nước mắt, cảm giác bỏng rát, bệnh đau mắt đỏ hay các tình trạng dị ứng ở mắt…
Những tác nhân gây ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn
- Carbon monoxide: được thải ra từ các động cơ xe ô tô hay mô tô, máy điều hòa và các bếp lò. Đây là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất.
- Nitrogen dioxide: được thải ra từ xe ô tô và các nhà máy. Chúng gây ra một số phản ứng dị ứng và cả các cơn mưa axit.
- Các hạt vật chất: những hạt vật chất dù to hay nhỏ tồn tại không khí quyển có thể gây ra tình trạng kích thích và các triệu chứng dị ứng trên cơ thể con người.
- Sulphur dioxide: Chúng có mùi tựa như trứng thối và được thải chủ yếu từ các khu công nghiệp. Chất này có thể tạo thành những đám khói làm hạn chế tầm nhìn và có khả năng gây kích ứng mạnh trên da, mắt và ở các cơ quan hô hấp.
- Những chất gây ô nhiễm khác: a-mi-ăng, thạch tín, ben-zen, chì, đi-ô-xin… đều là những chất gây ô nhiễm không khí phổ biến hiện nay. Khí CFC, khí halon được dùng để chữa cháy… gây hại cho lớp ozone bảo vệ trên bầu khí quyển - có thể gây ra các căn bệnh dị ứng mạn tính ở da và tóc, thậm chí có khả năng gây ung thư.
Ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm không khí đối với các bệnh về mắt
Có hàng loạt các triệu chứng xuất hiện trên mắt do tình trạng ô nhiễm không khí gây ra. Đó có thể là tình trạng bị kích thích và dị ứng thông thường, bệnh đục thủy tinh thể và thậm chí là ung thư. Những rắc rối phổ biến nhất đó là:
- Mắt bị đỏ
- Cảm giác bỏng rát
- Mắt chảy nước
- Mắt đổ nhiều ghèn
- Ngứa
- Cảm giác mắt bị khô, có sạn
- Thị lực suy giảm do mắt chảy nước và ngứa
- Các phản ứng dị ứng như ngứa, đỏ, có ghèn, mí mắt sưng phồng, không thể mở mắt, suy giảm thị lực và nguy cơ viêm nhiễm (viêm màng kết, có khối u)
Những người thường xuyên hoạt động ngoài trời và trẻ em trong độ tuổi đến trường là nhóm có những triệu chứng nêu trên nhiều nhất.
Kiểm soát các triệu chứng về mắt
Nguyên tắc “vàng” trong trường hợp mắt bị kích ứng đó là không dùng tay dụi mắt quá mạnh nhằm ngăn ngừa tình trạng dị ứng càng nặng thêm và nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ tay sang mắt.
Ngăn ngừa các bệnh về mắt do không khí ô nhiễm gây ra
- Dùng gạc lạnh đắp vào mắt.
- Thường xuyên sử dụng các dung dịch nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Ngoài ra, có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt mỗi ngày.
- Mang kính râm khi đi ngoài trời nắng.
- Không để các tia nước bắn vào mắt.
- Hạn chế mang kính áp tròng và mi giả khi đang có cảm giác mắt bị đau.