Chi tiêu y tế tại Việt Nam dự đoán sẽ tăng đến 22,7 triệu USD vào năm 2021

GD&TĐ - Hội thảo hợp tác GD-ĐT Y tế giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, do Đại sứ Anh và Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế Việt Nam, đồng tổ chức đã diễn ra vào sáng nay (8/3).

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Cũng tại Hội thảo, 9 trường và tổ chức của Anh là những đại diện tốt nhất cho khối tư nhân, trường, quỹ của Cơ quan Y tế Anh đã trình bày và chia sẻ chuyên môn đào tạo y tế. Hội thảo cũng thu hút hơn 60 đại diện từ các đơn vị bao gồm Bộ Y tế, các trường y, bệnh viện tại Hà Nội và các tỉnh lân cận đến tham dự.

Theo Công ty khảo sát thị trường quốc tế BMI, chi tiêu y tế tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng đến 22,7 triệu đô la Mỹ vào năm 2021, với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm cao xấp xỉ 12,5% từ năm 2017 đến năm 2021.

Sự phát triển kinh tế và thay đổi cơ cấu dân số thúc đẩy nhu cầu dịch vụ y tế tăng cao tại Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhân sự ngành y tế cần được đào tạo tốt để đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như hiệu quả của ngành Y.

Tại Hội thảo, đại diện Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, mạng lưới các cơ sở đào tạo và số lượng các cơ sở đào tạo tăng nhanh, tập trung chủ yếu tại đô thị lớn với sự tham gia đào tạo nhân lực y tế của các trường đa ngành.

Quy mô đào tạo tăng nhanh, nhưng các tiêu chí chuyên môn để mở ngành ở các trường đa ngành còn chưa chặt chẽ. Chương trình đào tạo vẫn chưa chưa dựa trên chương trình cũ (đào tạo nặng về kiến thức lý thuyết), chư chú trọng đúng mức đến tạo ra năng lực cần thiết cho người học; chất lượng nhân lực y tế còn chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế.

Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo đề xuất sửa Luật Giáo dục, Luật Khám chữa bệnh; Luật Viên chức và các quy định liên quan, trong đó có quy định về thời gian đào tạo trình độ đại học, tên bằng tốt nghiệp; quy định chuyên khoa là bậc học sau đại học, đặc thù của ngành y, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, công nhận chuyên khoa là giảng viên; quy định về khung trình độ của người ra trường có bằng sau đại học, đặc thù của ngành Y để phù hợp với thời gian đào tạo. Đề nghị giao cho Bộ Y tế quản lý trực tiếp đạo tạo chuyên khoa với sự phối hợp của Bộ GD&ĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ