Hai quốc gia đó, chắc bạn cũng đã đoán được, là Mỹ và Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với trang tin Edge, ông Kai-fu Lee, nhà đầu tư mạo hiểm và là cựu Chủ tịch Google Trung Quốc cho rằng mọi nền kinh tế khác cần phải chuẩn bị sẵn sàng đương đầu với những thử thách đang chờ ở phía trước.
"Các quốc gia không có điều kiện tốt là những quốc gia có thể có dân số lớn nhưng lại không có AI, không công nghệ, không Google, không Tencent, không Baidu, không Alibaba, không Facebook, không Amazon.
Những người này về cơ bản sẽ trở thành các điểm dữ liệu cho các phần mềm đang "thống trị" quốc gia đó. Nếu một nước ở châu Phi có nhiều người dùng Facebook và Google, họ sẽ cung cấp dữ liệu của họ rồi giúp cho Facebook và Google kiếm nhiều tiền hơn nữa, nhưng các công việc của họ vẫn bị thay thế", Lee chia sẻ.
Kai-fu Lee, người từng nắm giữ các vị trí lãnh đạo Microsoft, Google Trung Quốc lẫn trưởng nhóm nghiên cứu ở Apple cũng chính là nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Sinovation Ventures, tập đoàn đầu tư công nghệ được tạp chí danh tiếng Forbes đánh giá là lớn nhất Trung Quốc.
Người ta biết tới Lee là người đã đưa ra những dự báo lớn cho rằng AI đang định hình tương lai mọi thứ, các ngân hàng lớn sẽ là những người bị AI đánh bại đầu tiên và những bằng cấp về mỹ thuật sẽ trở nên hữu ích trong một tương lai tự động hóa.
Kai-fu Lee trình bày tại hội nghị về trí tuệ nhân tạo và công việc trong tương lai ở Mỹ
Ông cũng đã từng nói về tiềm năng thống trị thế giới của Mỹ và Trung Quốc trước đây, và nói rõ hơn một chút trong buổi trò chuyện với trang Edge.
Kai-fu Lee trình bày tại hội nghị về trí tuệ nhân tạo và công việc trong tương lai ở Mỹ đầu tháng 11 năm ngoái (Ảnh: PC Mag)
Phần nhiều sự phát triển công nghiệp trí tuệ nhân tạo bắt đầu ở Mỹ, Trung Quốc được định hướng tốt cho tương lai vì chúng bao gồm cả sản xuất lẫn công nghệ.
Ban đầu, chi phí lao động thấp của Trung Quốc đã giúp quốc gia này hiện đại hóa, nhưng khi tự động hóa lấy đi các công việc sản xuất thì việc xây dựng AI ngày càng quan trọng hơn.
Điều đó cũng có nghĩa là các quốc gia nào muốn theo đuổi kế hoạch tăng trưởng kinh tế kiểu Trung Quốc có thể không nên chỉ đơn thuần phụ thuộc vào mỗi yếu tố lao động.
Còn với câu hỏi chúng ta phải làm gì với tự động hóa công việc, Lee cho rằng đây là lúc hình dung lại cách thức con người làm việc.
"Tại thời điểm này, có thể nói rằng chúng ta chắc chắn không tồn tại để làm những việc theo lề thói. Chúng ta tồn tại để sáng tạo. Chúng ta tồn tại để yêu thương. Và nếu chúng ta muốn sáng tạo, hãy sáng tạo những loại công việc mới mà con người có thể được sử dụng trong đó".
Nói là vậy, nhưng AI không nhất thiết phải là một sự sửa đổi hoàn toàn các giá trị của con người. Máy vi tính đã tồn tại được gần 1 thế kỷ, và chúng ta vẫn hòa hợp với chúng đó thôi.