Cha truyền con nối nghề ném đá lùa cá vào bờ ở biển Vũng Tàu

Thấy đàn cá bơi ở biển, ngư dân dùng đá ném ra ngoài để chúng vào bờ rồi tung chài tóm gọn. Nghề được người trước truyền cho đời sau và trở thành kế mưu sinh của bao thế hệ.

Cha truyền con nối nghề ném đá lùa cá vào bờ ở biển Vũng Tàu
Cha truyen con noi nghe nem da lua ca vao bo o bien Vung Tau - Anh 1

Nghề bắt cá đối ở biển Vũng Tàu (TP Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) hình thành và phát triển từ xưa. Theo ngư dân, đây là nghề "bất đắc dĩ" nhưng đã trở thành kế nghiệp mưu sinh của nhiều gia đình. "Nói là đi biển nhưng chúng tôi không có thuyền, không có tàu đánh bắt. Ngư cụ chỉ có chiếc xe đạp, chài, tấm lưới và một ít vật dụng khác", một ngư dân nói.

Cha truyen con noi nghe nem da lua ca vao bo o bien Vung Tau - Anh 2

Ông Thạch, ngụ phường 3 (TP Vũng Tàu) người có thâm niên 40 năm làm nghề nói rằng ông bắt đầu công việc từ 4h sáng và kết thúc vào 17h hàng ngày. "Ngư trường" của ông và hàng chục người khác là khu vực Bãi Dâu (gần công viên Bãi Trước, TP Vũng Tàu).

Cha truyen con noi nghe nem da lua ca vao bo o bien Vung Tau - Anh 3

Theo các ngư dân, họ đứng ở bờ và nhìn ra biển để tìm đàn cá. Lúc thấy hải sản bơi ở vùng nước cách bờ 50-70 m, họ dùng đá ném ra phía ngoài để cá đối vào sát bờ.

Cha truyen con noi nghe nem da lua ca vao bo o bien Vung Tau - Anh 4

Khi cá vào, ngư dân sẽ tung chài để bắt chúng. Ông Nguyễn Văn Sơn (54 tuổi, ngụ phường 3, TP Vũng Tàu) không biết nghề đã tồn tại bao nhiêu năm. "Khi lớn lên, tôi được cha truyền nghề và gắn bó đến ngày nay. Trước kia, tôi từng nghe cha kể nghề ném đá đánh cá đối có từ thời ông nội tôi", ngư dân 54 tuổi chia sẻ.

Cha truyen con noi nghe nem da lua ca vao bo o bien Vung Tau - Anh 5

Thành quả từ những lần tung chài không giống nhau. Theo ông Sơn, có những phát chài ông bắt được gần 4 kg cá nhưng cũng có phát chỉ được 2 hoặc 5 con.

Cha truyen con noi nghe nem da lua ca vao bo o bien Vung Tau - Anh 6

Khu vực đánh bắt của các ngư dân có nhiều đá và hàu nên mắt lưới của chài bị cắt thủng là điều khó tránh khỏi. Để khắc phục, họ mang theo dụng cụ may vá và "trám" các lỗ thủng ngay bãi biển.

Cha truyen con noi nghe nem da lua ca vao bo o bien Vung Tau - Anh 7

Ngư dân Trần Văn Thành cho biết những khi cá chưa về, ngư dân tụ tập trò chuyện hoặc ngồi trên các mỏm đá ngắm biển, nhấm nháp cà phê.

Cha truyen con noi nghe nem da lua ca vao bo o bien Vung Tau - Anh 8

Nghề bắt cá đối ở khu vực Bãi Dâu bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch hàng năm. "Thời gian này nước ở Bãi Dâu êm nên cá vào nhiều. Hết thời gian này, chúng tôi chuyển qua khu vực khác hoặc dùng ngư cụ bắt ruốc đem bán", bà Trần Thị Phương Mỹ (50 tuổi, người ra biển cùng chồng ném cá) cho biết.

Cha truyen con noi nghe nem da lua ca vao bo o bien Vung Tau - Anh 9

Làm việc ở bãi biển có nhiều đá và hàu nên khó tránh khỏi tai nạn rách da, chảy máu. Trong ảnh, người đàn ông tên Phương phải băng bó vết rách ở chân vì đạp trúng hàu.

Cha truyen con noi nghe nem da lua ca vao bo o bien Vung Tau - Anh 10

Bà Trần Thị Phương Mỹ cười rạng rỡ sau khi bán 2 kg cá đối cho một du khách. Người phụ nữ 50 tuổi thổ lộ, mỗi ngày, một ngư dân có thể bắt từ 4-10 kg cá. "Mỗi kg cá nhỏ được bán với giá 40.000 đồng, cá lớn 60.000 đồng nên thu nhập đủ nuôi sống gia đình", bà nói.

Cha truyen con noi nghe nem da lua ca vao bo o bien Vung Tau - Anh 11

Khi thủy triều xuống, những ngư dân cố gắng khuân vác các tảng đá trên bãi biển, "xây" bờ để làm các khoang giúp việc ném chài đạt hiệu quả.

Cha truyen con noi nghe nem da lua ca vao bo o bien Vung Tau - Anh 12

Một ngư dân đứng trên đá, hướng mắt ra biển tìm cá đối. Nhiều người cho biết bằng kỹ năng và kinh nghiệm, họ có thể phát hiện đàn cá bơi ở khoảng cách 100 m.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ