Cao Bằng đưa ra nhiều giải pháp phòng, chống đau mắt đỏ trong trường học

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tỉnh Cao Bằng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường phòng chống bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn.

Cao Bằng tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ trong trường học (Ảnh: Báo Cao Bằng).
Cao Bằng tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ trong trường học (Ảnh: Báo Cao Bằng).

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng, từ đầu tháng 9 đến ngày 5/10, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 998 trường hợp đau mắt đỏ, trong đó tập trung ở một số huyện và thành phố như: Thành phố Cao Bằng có 317 trường hợp, huyện Hòa An có 207 trường hợp, huyện Hà Quảng có 122 trường hợp, huyện Trùng Khánh có 134 trường hợp, huyện Hạ Lang có 105 trường hợp, huyện Thạch An có 63 trường hợp.

Đáng lưu ý, số ca mắc tập trung chủ yếu ở lứa tuổi học học sinh tiểu học và THCS.

Trước tình dịch đau mắt đỏ có xu hướng gia tăng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã tham mưu cho Sở Y tế tỉnh Cao Bằng ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc về công tác phòng, chống dịch bệnh đau mắt đỏ.

Đồng thời hướng dẫn trung tâm y tế các địa phương tích cực giám sát và thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ tại trường học và cộng đồng, triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch kịp thời; giám sát dịch bệnh đau mắt đỏ tại trường học trên địa bàn.

Ngoài ra, hướng dẫn các đơn vị đảm bảo thuốc, vật tư, trang thiết bị, hóa chất nhân lực sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.