>>Đấu pháo trên bán đảo Triều Tiên
>>Cập nhật mới nhất về xung đột trên bán đảo Triều Tiên (video)
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông cảm thấy bị “xúc phạm” bởi cuộc tấn công vào đảo Yeonpyeong. Nga, Nhật và các nước châu Âu cũng hết sức phản đối sự kiện này.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon coi đây là “một trong những vụ việc đáng tiếc nhất kể từ chiến tranh Triều Tiên” và kêu gọi cả 2 bên kìm chế.
Được biết, Hàn Quốc đã bắn pháo đáp trả Triều Tiên và đe dọa sẽ tấn công bằng tên lửa nếu bị “khiêu khích thêm”.
Hình ảnh đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc bị tấn công. ảnh: AP |
Quân đội Hàn Quốc đang tiến hành một cuộc tập trận gần đó, nhưng từ chối việc khai hỏa nhằm vào Triều Tiên.
Hai lính hải quân Hàn Quốc đã chết khi hàng chục quả pháo rơi xuống đảo Yeonpyeong và hầu hết là tấn công vào một căn cứ quân sự. Cả binh lính và thường dân tại đây đều bị thương.
Hàn Quốc bắn đáp trả khoảng 80 quả đạn pháo và thiện hại ở phía Triều Tiên hiện chưa rõ.
Tại Washington, Mỹ, Tổng thống Obama gọi Hàn Quốc là một liên minh quan trọng: “Chúng tôi khẳng định chắc chắn cam kết bảo vệ Hàn Quốc như một phần của liên minh” – ông nói với hãng tin ABC News – “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng tất cả các bên trong khu vực đều công nhận đây là một mối đe dọa nghiêm trọng, đang diễn ra cần phải được đối phó”.
Tổng thống Mỹ đặc biệt kêu gọi Trung Quốc nói với người Triều Tiên rằng “có một số quy định quốc tế mà họ phải tôn trọng”.
Bộ quốc phòng Mỹ thề sẽ giữ vững quan điểm “thận trọng và nhất quán” đối với các cường quốc lớn. Lầu năm góc cho biết sẽ hợp tác với quân đội Hàn Quốc để phản ứng với sự việc.
Thị trường chứng khoán của Hàn Quốc hôm nay (24.11) đã mở cửa ở mức rất thấp với chỉ số cổ phiếu giảm 3,3% trong những phiên giao dịch đầu tiên.
Mối nguy hại to lớn
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam về vụ bắn pháo trên bán đảo Triều Tiên ngày 23-11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói: "Việt Nam lo ngại sâu sắc về vụ bắn pháo xảy ra ngày 23-11-2010 trên bán đảo Triều Tiên. Việt Nam phản đối mọi hành động sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và mọi hành động quân sự gây thiệt hại cho thường dân vô tội. Mong các bên liên quan nỗ lực vì hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên, giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình". |
Phát ngôn viên của Liên hợp quốc Farhan Haq cho biết Tổng thư ký Ban Ki-moon “rất lo lắng vì căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên”.
Chủ tịch hiện tại của Hội đồng Bảo An, đại sứ Anh Mark Lyall Grant cho biết ông đang liên lạc với các thành viên khác để bàn về việc cần làm sắp tới.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga đã cảnh báo “một mối nguy hại lớn” và cho biết những người đứng sau vụ tấn công này đang mang một trách nhiệm nặng nề.
Thủ tướng Nhật Naoto Kan cho biết ông đã lệnh cho các bộ trưởng “chuẩn bị để có thể phản ứng chắc chắn vì mọi chuyện đều có thể xảy ra”.
Anh và Mỹ cũng lên tiếng phản đối Triều Tiên, nhưng Trung Quốc – liên minh chính của Triều Tiên – không đưa ra lời phản đối này.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết cả 2 nước nên “làm nhiều hơn để xây dựng hòa bình”.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã gọi sự việc này là “một sự xâm lấn vào lãnh thổ Hàn Quốc” và cảnh báo rằng những khiêu khích thêm nữa sẽ gặp phải “sự đáp trả quyết liệt”, bao gồm tấn công bằng tên lửa vào các vị trí của Triều Tiên.
Tướng lính quân đội Triều Tiên đổ lỗi cho Hàn Quốc vì vụ việc này: “Mặc dù chúng tôi đã liên tục cảnh báo, nhưng kẻ thù Hàn Quốc vẫn tiến hành những khiêu khích quân sự khi bắn những quả đạn pháo vào hải phận của chúng tôi gần đảo Yeonpyeong bắt đầu từ lúc 13h” – tờ báo KCNA của Triều Tiên trích lời – Triều Tiên sẽ đáp trả nếu Hàn Quốc “dám xâm phạm hải phận của chúng tôi 0,001mm”.
Nhà lãnh đạo Kim Jong – il của Triều Tiên được cho là bị ốm và đang cố gắng đảm bảo việc kế vị cho con trai út của mình. Phóng viên John Sudworth của hãng tin BBC ở Seoul (Hàn Quốc) nói rằng người kế vị có thể đang cố gắng xây dựng một danh tiếng cùng với đội quân tinh nhuệ của đất nước và có thể sẽ có những khiêu khích thêm đối với Hàn Quốc.
Mới đây, Bình Nhưỡng cũng tiết lộ một cơ sở làm giàu Uranium cho các nhà khoa học Mỹ. Điều này khiến Mỹ loại bỏ cuộc đàm phán 6 bên về giải trừ vũ khí hạt nhân mà Bình Nhưỡng đã từ bỏ 2 năm trước.
Trước đây, đường biên giới biển phía tây giữa 2 nước Triều Tiên và Hàn Quốc cũng đã chứng kiến một số xung đột. Vào tháng 3, tàu chiến của Hàn Quốc đã bị chìm gần biên giới này và 46 thủy thủ đã thiệt mạng. Các điều tra viên quốc tế nói rằng một ngư lôi của Triều Tiên đã đánh đắm con tàu, tuy nhiên Bình Nhưỡng từ chối có liên quan đến vụ việc.
So sánh lực lượng chiến đấu của Triều Tiên và Hàn Quốc:
Triều Tiên | Hàn Quốc | |||
Ngân sách | 5 tỉ USD (ước tính năm 2002) | 24.5 tỉ USD | ||
Nhân sự | Tổng số | 1.106.000 | 687.000 | |
Quân đội | 950.000 | 560.000 | ||
Hải quân | 46.000 | 68.000 | ||
Không lực | 110.000 | 64.000 | ||
Thiết bị | Xe tăng | 3.500 | 2.700 | |
Tàu ngầm | 63 | 13 | ||
Chiến đấu cơ | 388 | 467 |
Ngoài ra có 17.000 binh lính Mỹ và 7.800 nhân sự không lực đóng quân ở Hàn Quốc
Nguồn: IISS 2010 except – GlobalSecuriy.org.
Hà Châu (Theo BBC)