Cảnh báo sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ có hàm lượng nhôm cao

Cảnh báo sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ có hàm lượng nhôm cao

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa gửi Công văn số 2241/ATTP-SP, yêu cầu Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia lấy mẫu giám sát hàm lượng nhôm đối với các sản phẩm Aptamil xuất xứ Anh đang lưu thông trên thị trường và báo cáo về Cục trước ngày 15/10. 


Trước đó, Tạp chí BMC Pediatrics đăng tải nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Keele (Anh) thực hiện trên 30 sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ nhỏ đang được sử dụng phổ biến ở Anh như: Aptamil Toddler Growing up, Sma Toddler, Hipp Organic First, Cow &Gate First... Kết quả cho thấy, cả 30 mẫu đều bị nhiễm hàm lượng nhôm ở mức cao.
Trước thông tin trên, Cục An toàn thực phẩm đã tiến hành rà soát các sản phẩm dinh dưỡng công thức nhập khẩu từ Anh. Kết quả rà soát cho thấy chỉ có sản phẩm Aptamil các loại, xuất xứ Anh đã công bố tại Cục.
Cục An toàn thực phẩm đã gửi công văn số 2241/ATTP-SP ngày 11/10/2013 yêu cầu Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia lấy mẫu giám sát hàm lượng nhôm đối với các sản phẩm Aptamil xuất xứ Anh đang lưu thông trên thị trường và báo cáo về Cục trước ngày 15/10/2013.
Theo HNM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.