Cẩn trọng với những tin nhắn chúc nhau kèm mã độc

GD&TĐ - Giáng sinh năm nay đã xuất hiện việc này. Đây là câu chuyện xuống cấp văn hóa chúc tụng của người Việt, đồng thời cũng là sự cảnh tỉnh cho tất cả mọi người.

Cẩn trọng với những tin nhắn chúc nhau kèm mã độc

Một tin nhắn chúc mừng nhân dịp Giáng sinh kèm mã độc, do người gửi vô tình chuyển cho bạn bè trong những ngày vừa qua.
Một tin nhắn chúc mừng nhân dịp Giáng sinh kèm mã độc, do người gửi vô tình chuyển cho bạn bè trong những ngày vừa qua.

Trong khi người gửi “vô tình” tặng mã độc cho người thân, bạn bè, thì các hacker - những kẻ đã tạo ra mã độc kèm những lời nhắn mùi mẫn kia, lại cười thầm đắc ý.

Không những thế, những tin nhắn này còn “chủ động” lan nhanh bởi nhiều người tiếp tục gửi các lời chúc này cho người khác bằng việc chia sẻ đường link. Điều đó đã mang lại những hệ lụy không nhỏ cho cộng đồng.

Vào ngày Giáng sinh vừa qua, rất nhiều người đã nhận được một đoạn video ngắn gửi qua Facebook Messenger kèm một lời nhắn "Gửi cho 30 người nhé." Tuy nhiên, không ai biết ai đã gửi cho mình đoạn tin video gốc kia và nó bắt nguồn từ đâu cả.

Hay vào ngày 19/12, dân mạng Việt Nam đã “tá hỏa” khi nhận được file .zip từ bạn bè. Đây là một tập tin nén trong đó có chứa tập tin với định dạng mp4.exe, nhưng thực chất đó là tập tin thực thi của hệ điều hành Windows. Tuy nhiên, người dùng nhầm tưởng đây là tập tin video (mp4) nên mở tập tin và “mắc bẫy” kẻ xấu.

Giống như nhiều quốc gia trên thế giới, trong những ngày lễ lớn, Tết Nguyên đán hay tết Dương lịch, người Việt vẫn chúc tụng nhau, thể hiện việc trọng lễ nghĩa, mang nét văn hóa lâu đời. Sự chúc tụng này đã đem đến cho người khác những thông điệp đầy yêu thương, mong muốn sự tốt đẹp đến với người nhận trong suốt một năm mới, tuổi mới…

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, những tin nhắn, lời chúc này thay vì chỉ là giữa hai người trong mỗi lần gặp gỡ trực tiếp, nó được truyền đi rất nhanh qua từ tin nhắn SMS, email, hay nhanh hơn, đó là các ứng dụng OTT khi ta gọi điện, nhắn tin miễn phí trên nền tảng Internet. Qua đó, không chỉ hai người mà cả một nhóm người đều có thể đọc/xem được, khiến việc chúc nhau thêm nở rộ.

Hay có nhiều người kỹ hơn, không chỉ gửi lời mà còn đính kèm bản nhạc hay, đoạn video vui vẻ,… trước khi gửi cho người khác; và việc chuyển tải này giờ đây đã quá dễ dàng qua các mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook.

Trong khi người dùng cứ hân hoan chúc tụng nhau, các hacker đã lợi dụng sự mất cảnh giác này để đưa ra các tin nhắn chúc tụng kèm mã độc và nhiều người mắc bẫy.

Trước câu chuyện này, các chuyên gia của Bkav cho hay, tập tin này khi xâm nhập vào máy tính sẽ chiếm dụng tài nguyên để đào tiền ảo, là câu chuyện mới xảy ra mà mọi người đã thấy.

Vào ngày 21/12, hãng bảo mật này đã từng đưa ra thông tin, rằng cứ 10 phút, hacker lại tung lên mạng một biến thể virus mới nhằm tránh bị phát hiện bởi các phần mềm an ninh. Và đáng lưu ý hơn, mã độc này còn được hacker cài sẵn chức năng đánh cắp mật khẩu. Và, không loại trừ các biến thể sau này còn nguy hiểm hơn thế.

Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Quản Trị và An ninh mạng Athena cho hay, trong những ngày gần đây, số người liên hệ với Bkav từ những người bị hacker tấn công tăng lên đáng kể.

Theo ông, trong số những người "mắc bẫy" hacker, không ít người đã nhận được những "tin nhắn chùm" từ việc vô tình chia sẻ đường link của người gửi.

Về việc này, các chuyên gia an ninh mạng khuyến nghị, người dùng cần tự nâng cao cảnh giác, không mở các tập tin hay đường dẫn lạ được gửi qua Facebook Messenger hay bất kỳ ứng dụng trên mạng nào khác (qua Viber, Zalo, email…).

Theo XHTT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cảm giác hưng phấn là một chức năng tự nhiên của cơ thể. (Ảnh: ITN)

8 lý do khiến bạn muốn 'yêu'

GD&TĐ - Hầu hết chúng ta bắt đầu cảm thấy hưng phấn khi bước vào tuổi dậy thì và đương nhiên, việc có cảm xúc tình dục là điều hoàn toàn bình thường.