Cần chuẩn bị những gì khi tiêm phòng vắc-xin Covid-19

GD&TĐ - Bạn có thể sẽ căng thẳng khi tiêm vắc-xin Covid-19. Đừng quá lo lắng, hãy chuẩn bị theo những gợi ý sau để việc tiêm chủng đạt hiệu quả.

Cần chuẩn bị những gì khi tiêm phòng vắc-xin Covid-19

1. Không tiêm các loại vắc xin khác cùng lúc

Trước khi tiêm vắc xin Covid-19, hãy tránh tiêm bất kỳ loại vắc xin nào khác trong 14 ngày.

Sau khi bạn đã tiêm liều thứ hai của vắc-xin Covid-19, hãy đợi 14 ngày để tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào khác.

Điều quan trọng hơn là phải tiêm phòng Covid-19 khi có sẵn vắc-xin. Vì vậy, hãy điều chỉnh thời gian tiêm các loại vắc xin khác của bạn để đảm bảo tiêm vắc xin Covid-19 càng sớm càng tốt.

2. Chuẩn bị một số loại thuốc giảm đau

Có thể chuẩn bị một số loại thuốc như ibuprofen và acetaminophen. Đây là những loại thuốc hữu ích nếu bạn có tác dụng phụ như sốt, đau và nhức đầu. Các tác dụng phụ là bình thường và có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn đang đáp ứng với vắc xin. Hầu hết mọi người gặp nhiều tác dụng phụ hơn sau liều thứ hai.

3. Chuẩn bị đồ ăn trước khi tiêm

Chuẩn bị một số đồ ăn trước khi bạn có lịch tiêm vắc-xin. Nên chọn những thứ dễ ăn khi bạn bị ốm như phở gà, bánh quy, nước uống tăng lực... Vắc xin COVID-19 sẽ không làm bạn nhiễm Covid-19, nhưng một số người có tác dụng phụ như cảm thấy buồn nôn.

4. Mặc trang phục thích hợp

Mặc áo sơ mi có tay áo dễ xắn hoặc áo khoác bên ngoài áo sơ mi ngắn tay để thuận tiện cho việc tiêm chủng (để dễ dàng tiếp cận vùng da phần trên cánh tay của bạn).

5. Chuẩn bị đủ dinh dưỡng

Nên ăn nhẹ và uống đủ nước vào ngày tiêm phòng. Một số người cảm thấy lo lắng và có thể cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng sau khi tiêm. Dinh dưỡng và hydrat hóa hợp lý sẽ chống lại điều đó.

6. Có kế hoạch nghỉ ngơi sau khi tiêm

Nếu cảm thấy mệt mỏi và khó chụi, bạn nên sắp xếp kế hoạch nghỉ ngơi sau khi tiêm. Đồng thời cũng có thể lên lịch cho liều thứ hai sau khi bạn tiêm xong.

Theo Nebraska Medicine Omaha, NE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.