Cận cảnh "pháo đài bay" chi phí rẻ B-17 của Mỹ

B-17 có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với các máy bay khác của không quân Mỹ nhưng máy bay ném bom này từng góp công lớn trong những cuộc tấn công vào cơ sở của phát xít Đức.

Cận cảnh "pháo đài bay" chi phí rẻ B-17 của Mỹ
Theo Warhistoryonline, năm 1940, chi phí sản xuất một máy bay B-17 “Flying Fortress” (Pháo đài bay) chỉ 200.000 USD. Nếu tính theo tỷ giá hiện tại, đơn giá phi cơ chỉ 3 triệu USD. Chi phí sản xuất thấp là một trong những yếu tố làm nên sự thành công của chiến đấu cơ huyền thoại này.
Tổng cộng 12.731 chiếc B-17 đã được xuất xưởng. Quy đổi theo tỷ giá hiện nay tổng chi phí sản xuất của chương trình khoảng 38 tỷ USD. Trong khi đó, Mỹ phải tiêu tốn tới 66,7 tỷ USD cho 187 chiếc tiêm kích tàng hình F-22 Raptor.
Người ta sản xuất Pháo đài bay nhằm đáp ứng yêu cầu của Lực lượng quân đội trên không (USAAC), tiền thân của Không quân Mỹ ngày nay. Chương trình máy bay ném bom mới được đề xuất vào ngày 8/8/1934 để thay thế cho loại phi cơ Martin B-10 đã lạc hậu.
Trước khi diễn ra cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng, hơn 200 chiếc B-17 phục vụ trong Không quân Mỹ.
YB-40 là một biến thể của B-17 được phát triển như một máy bay siêu vũ trang để bảo vệ cho các máy bay ném bom khác. Biến thể này nặng hơn 1.814 kg so với bản gốc.
Người ta vũ trang cho máy bay 13 súng máy 12,7 mm. Các vị trí lắp súng ở hai bên hông gần đuôi máy bay, ở dưới bụng, trên nóc buồng điều khiển, phía trước mũi và ở đuôi phi cơ.
Những năm Chiến tranh Thế giới II, B-17 đã ném 640.000 tấn bom vào các mục tiêu của Đức quốc xã. Số bom này đã tàn phá các cơ sở công nghiệp quốc phòng góp phần to lớn vào việc đánh bại Đế chế thứ 3.
Phi hành đoàn trên máy bay phải làm việc trong khoảng không được điều áp. Họ phải chịu đựng cái lạnh -40 độ C trong những chuyến bay làm nhiệm vụ. Tuy vậy, bộ áo quần làm bằng lông cừu giúp họ giữ ấm cơ thể mà không quá lo lắng về nhiệt độ xung quanh.
Những năm cuối Thế chiến thứ 2, ít nhất 25 chiếc B-17 được trang bị hệ thống điều khiển từ xa bằng sóng radio và máy ảnh truyền hình trong chiến dịch "Thần tình yêu". Đây là chương trình thử nghiệm công nghệ điều khiển vũ khí từ xa.
14 lần B-17 cất cánh làm nhiệm vụ thử nghiệm công nghệ điều khiển từ xa trong chiến dịch Thần tình yêu nhưng không một lần thành công.
Không quân Đức đã thu được khoảng 40 chiếc B-17, họ đã tân trang các máy bay và đưa vào sử dụng.
B-17 đóng quân tại Philippines từng mang màu sơn và logo của Nhật Bản trong nhiệm vụ do thám sức mạnh của Tokyo.
B-17 có mặt trên toàn thế giới trong nhiệm vụ quân sự và dân sự
Trong số 12.731 chiếc B-17 được sản xuất, ít nhất 15 phi cơ vẫn còn hoạt động.
Những năm Thế chiến thứ 2, một máy bay đã va chạm với BF109 của Đức. Cánh chiếc BF109 cắt một đường lớn khiến đuôi chiếc B-17 gần đứt lìa. Điều kỳ lạ là phi hành đoàn hạ cánh một cách an toàn mà không ai bị thương.
Theo tienphong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ