Lý tưởng nhất là bạn nên thiết lập trước các quy tắc về việc giám sát đồng thời giải thích với con rằng đó là vì sự an toàn nhằm bảo vệ con.
Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew về các bậc cha mẹ có con từ 13 đến 17 tuổi, họ thường xuyên theo dõi động thái của con trên mạng xã hội. Một cuộc khảo sát khác cho thấy, có tới 61% phụ huynh đã kiểm tra các trang web mà con cái của họ truy cập.
Các bậc cha mẹ khác theo dõi các cuộc gọi điện thoại và tin nhắn, trong khi một số theo dõi con qua điện thoại di động.
Cách theo dõi con trên nền tảng trực tuyến
Trẻ cần học cách sử dụng Internet và mạng xã hội một cách có trách nhiệm. (Ảnh: ITN). |
Hầu hết các bậc cha mẹ đều đồng ý rằng, nhiệm vụ của họ là đảm bảo con mình cư xử phù hợp trên mạng. Điều quan trọng là kiểm tra các thiết bị kỹ thuật số của con, đảm bảo không bị kẻ xấu xâm nhập.
Nói chung, thực hiện kiểm tra tại chỗ là cách tiếp cận tốt nhất, giúp bạn hiểu rõ con mình hơn bất kỳ ai khác. Nếu bạn cảm thấy có điều gì đó đang diễn ra hoặc nếu có điều gì đó không ổn, bạn cần kiểm tra thiết bị của con thường xuyên hơn.
Những gì bạn đang cảm nhận có thể đơn giản như sự bất đồng giữa bạn bè hoặc có thể là điều gì đó nghiêm trọng hơn như nhắn tin nhắn sex, bắt nạt trên mạng hoặc thậm chí là nội dung khiêu dâm.
Làm gì khi phát hiện con đang bị quấy rối trên mạng?
Hãy chắc chắn rằng bạn biết những gì con đang làm trên không gian trực tuyến. (Ảnh: ITN). |
Bình tĩnh: Nếu bạn thấy điều gì đó đáng lo ngại trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng của con, hãy bắt đầu bằng cách tiếp cận mà không phán xét. Hỏi con về vấn đề đang xảy ra và lắng nghe câu trả lời của con.
Mặc dù một số vấn đề có thể khó nói, đặc biệt nếu nó liên quan đến bắt nạt trực tuyến hoặc nhắn tin tình dục, trẻ vẫn cảm thấy biết ơn vì trẻ sẽ nhận được lời khuyên của bạn mà không cần phải mở lời trước.
Tránh đưa ra các giả định: Mặc dù điều quan trọng là phải có một cuộc trò chuyện cởi mở và trực tiếp về những gì bạn phát hiện, nhưng bạn cũng không nên đưa ra các giả định về động cơ của con mình. Tránh nhắc lại những sai lầm trong quá khứ hoặc các hành vi tiêu cực khác.
Thay vào đó, bạn chỉ cần bám sát vấn đề hiện tại và cố gắng hiểu những áp lực của con. Nếu có điều gì đó bạn không hiểu, hãy yêu cầu con làm rõ thay vì áp đặt và hiểu lầm con.
Cho con không gian: Hãy nhớ rằng con vẫn cần học cách sử dụng Internet và mạng xã hội một cách có trách nhiệm. Hạn chế quyền truy cập vào mạng xã hội, Internet hoặc các ứng dụng khác trong thời gian dài có nghĩa là bạn không cho phép con có không gian để học. Điều này dẫn đến hai trường hợp. Một là trẻ sẽ phải tự học mà không có sự trợ giúp hay giám sát của bạn. Hai là trẻ sẽ tìm cách lén lút sử dụng mạng xã hội mà bạn không hề biết.
Dù bằng cách nào, trẻ cũng gặp bất lợi nếu không có sự giúp đỡ và hỗ trợ của bạn. Hãy tận dụng những cơ hội bạn có bây giờ để không chỉ giám sát hoạt động của trẻ mà còn hướng dẫn trẻ cách sử dụng các công cụ có sẵn một cách có trách nhiệm.
Biện pháp phòng ngừa nội dung độc hại
Lý tưởng nhất là bạn đã thiết lập một số quy tắc và hướng dẫn cơ bản về hành vi trực tuyến phù hợp trước khi đưa cho con điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.
Có một số biện pháp phòng ngừa chung mà bạn có thể áp dụng để giúp con tránh xa nội dung xấu.
Trước khi có bất kỳ vấn đề nào nảy sinh với con, hãy đảm bảo rằng bạn đã quen thuộc với thế giới trực tuyến của chúng. Bạn không chỉ nên biết con đang truy cập những trang mạng xã hội nào mà còn nên theo dõi con thường xuyên.
Bạn thậm chí có thể thiết lập thông báo để giám sát khi nào con đăng nội dung mới. Bằng cách này, nếu con đăng nội dung nào đó không phù hợp, bạn có thể yêu cầu con xóa nội dung đó.
Hãy chắc chắn rằng bạn biết những gì con đang làm trên không gian trực tuyến. Chẳng hạn, nếu con xem YouTube, con có truy cập phòng trò chuyện không? Ngay cả khi bạn thấy hoạt động của con có vẻ an toàn, bạn vẫn cần chú ý và đặt câu hỏi. Rốt cuộc, nếu con thấy nó thú vị thì việc tìm hiểu thêm về nó sẽ giúp bạn hiểu thêm về con mình.