Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa đông lạnh như cảm lạnh, đau mắt đỏ, bệnh đường hô hấp (viêm họng, mũi, xoang, viêm phế quản, viêm phổi,...), tay chân miệng, tiêu chảy.
Cách phòng tránh cần lưu ý:
Tắm nước ấm, đeo khẩu trang.
Môi trường ổn định cần kín gió, đội mũ và quàng khăn khi đi ra ngoài.
Cần vệ sinh sạch sẽ như rửa tay xà phòng, vệ sinh phòng ở, phòng học, đồ dùng, đồ chơi.
Tiêm phòng.
Ăn uống đủ chất, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.
Vận động thể dục thường xuyên.
Không tự ý dùng thuốc khi không có hướng dẫn hay chỉ định từ bác sĩ.
Nguồn: BV Nhi Trung ương. |
Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TPHCM) cũng khuyến cáo, vào mùa đông bệnh viêm đường hô hấp trên có biểu hiện ban đầu của trẻ là sốt dưới 38,5 độ, viêm thanh quản, xoang, viêm amidan, viêm tai giữa.
Nguyên nhân lây nhiễm bệnh thường là môi trường không sạch, nhiều khói bụi, ẩm thấp, thời tiết lạnh.
Đối với bệnh viêm đường hô hấp trên vào mùa đông, mẹ phòng tránh cho trẻ bằng cách:
Không tiếp xúc với người bệnh.
Giữ ấm khi đi đường và khi ngủ.
Không để trẻ ở lâu ngoài trời lạnh.
Giữ vệ sinh, bảo quản sữa mẹ không nhiễm khuẩn.
Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu.
Tránh yếu tố bụi, hơi nóng, môi trường ẩm thấp có hại cho đường hô hấp.
Còn đối với bệnh tiêu chảy ở trẻ, không chỉ mùa hè, đây là loại bệnh trẻ trong tuổi từ 3 tới 24 tháng hay mắc phải vào mùa đông do virus Rota gây nên.
Dù rằng dễ chữa, nhưng mẹ thường nhầm sang các bệnh khác như sốt cảm lạnh, mọc răng dẫn tới hậu quả trẻ bị mất nước trầm trọng.
Để phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ vào mùa đông, mẹ lưu ý:
Đưa trẻ đi uống vắc xin ngừa virus Rota ngay từ 6 tuần tuổi.
Đảm bảo trẻ ăn chín – uống chín
Tăng cường hệ miễn dịch qua dinh dưỡng.
Giữ vệ sinh cho bé: Rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Sử dụng nguồn nước sạch.
Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.
Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.
Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.