Cách chữa sổ mũi dai dẳng cho trẻ

Con tôi thường xuyên bị sổ mũi và ho khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là về mùa đông. Làm cách nào để trị bệnh này, nhờ bác sĩ tư vấn giúp. (Nguyễn Thơ)
Cách chữa sổ mũi dai dẳng cho trẻ

Trả lời:

Trẻ sổ mũi là do bị viêm VA mũi cấp. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này: nhiễm vi khuẩn, virus, do thời tiết quá lạnh... Khi trẻ bị sổ mũi, đờm trên mũi sẽ chảy xuống họng gây cảm giác vướng đờm và gây ho để đẩy đờm ra ngoài.

Để tránh cho trẻ bị bệnh này, bạn cần giữ ấm cho trẻ, tránh để con tiếp xúc với người bị bệnh (vì bệnh này lây nhiễm qua đường hô hấp).

Khi trẻ bị bệnh, bạn cần vệ sinh sạch mũi cho trẻ bằng cách sau:

Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, xa vạch an toàn.

Bước 2: Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong 2-3 giây. Bạn nên chọn lọ nước muối biển mà khi bạn ấn liên tục vào vòi xịt thì bình xịt vẫn hoạt động.

Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.

- Sau khi xịt mũi 5 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở 2 lỗ mũi. Sau khi hút sạch dịch mũi bạn mới cho trẻ ăn.

- Vệ sinh mũi cho trẻ lớn hoặc người lớn cũng gồm 3 bước như trên. Nhưng trẻ lớn có thể ngồi, nghiêng đầu sang một bên để xịt. Sau đó thì xì sạch mũi.

Bạn có thể thay thế bình xịt bằng cách dùng lọ nước muối sinh lý 0,9% và 1 xylanh 10 ml. Bạn dùng bơm tiêm 10 ml bơm nước muối vào mũi theo các bước như trên sau đó xì sạch mũi ra.

Nếu bé bị nhiễm virus, bạn chỉ cần vệ sinh mũi, giữ ấm cho bé, bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày. Nếu bé bị nhiễm vi khuẩn, ngoài vệ sinh mũi bạn cần điều trị bằng kháng sinh trong 5-7 ngày (theo đơn của bác sĩ sau khi khám cho bé).

Ngoài ra nếu con bạn bị sổ mũi liên tục, kéo dài mặc dù đã điều trị đúng và đủ, bé có thể phải cần nạo VA để loại bỏ ổ nhiễm khuẩn.

Ảnh minh họa/INT

Lách qua khe cửa hẹp?

GD&TĐ - Giới phân tích cảnh báo, chính trường Mỹ đã thay đổi rất nhiều kể từ khi tỷ phú Trump tìm được cách trở thành ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa.
Ảnh minh họa/INT

Vì sao lỗ?

GD&TĐ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, với 80% nguồn điện mua từ các đơn vị bên ngoài hệ thống nên EVN đang phải chịu lỗ thay khách hàng.
Thầy Krit Chomphra hướng dẫn học sinh học bài.

Ngôi trường chỉ có một giáo viên

GD&TĐ - Tại Trường Ban Nong Heang, thành phố Phanom Sarakham, Thái Lan, chỉ có thầy giáo Krit Chomphra, 34 tuổi, với 20 học sinh từ 6 - 12 tuổi.