Cách bắt buộc biết để không bao giờ bị ngộ độc hải sản

 Hải sản ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khỏe. Vì thế, ăn hải sản sao cho đúng cách là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm.

Cách bắt buộc biết để không bao giờ bị ngộ độc hải sản

Ăn đồ chín kỹ

Khi ăn hải sản, cần chế biến kỹ, chín để tiêu diệt hết các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh đường ruột thậm chí cả não và mắt… Trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C.

Mô tả ảnh.
Hải sản ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khỏe.

Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 - 5 phút để khử trùng đầy đủ, không ăn hải sản chưa chín kỹ.

Lựa chọn đồ tươi sống

Các loại hải sản như tôm, cua, sò, hến chết có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao hơn rất nhiều so với phần thịt, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người, khi ăn vào càng dễ bị ngộ độc. Vì vậy khi mua hải sản chế biến cần lựa chọn kỹ những con tươi sống.

Không uống bia khi ăn hải sản

Nếu uống bia với lượng lớn với các loại hải sản nguy cơ gây nên bệnh gout cao.

Hơn nữa, phần lớn các loại hải sản như tôm, cua, nghêu, so, ốc… đều tạo thành một chất kết tủa, trong khi đó bia sẽ cản trở và loại chúng ra khỏi cơ thể.

Không dùng với vitamin c

Còn vitamin C thì càng nên tránh dùng cùng tôm. Khoa học đã chứng minh rằng, các loại động vật giáp xác như tôm khi ăn kết hợp với một lượng lớn vitamin C có thể dẫn đến tử vong vì nó chuyển hóa thành một loại chất độc hại với cơ thể người.

Không uống trà ngay sau khi ăn hải sản vì gây sỏi thận

Trong lá trà chứa nhiều axit taninic dễ kết hợp với canxi trong hải sản và hình thành canxi khó hòa tan. Vì thế, cùng lúc ăn hải sản không nên uống trà ngay, tốt nhất nên uống trà sau khi ăn hải sản 2 tiếng.

Lưu ý

- Lúc chế biến hải sản nên thêm vào một chút rượu trắng và dấm gạo, giúp sát khuẩn và tiêu độc.

- Không để lẫn lộn hải sản sống và chín: Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn từ hải sản sống xâm nhập vào thức ăn đã nấu chín. Bạn sẽ tránh được nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, mùi tanh của hải sản sống sẽ làm mất hương vị của món ăn chín.

- Tôm đông lạnh không nên hấp hoặc luộc: Tôm đông lạnh bạn chỉ nên chiến nấu ở nhiệt độ cao.Không ăn cá đã bị nhiễm độc: Các loại cá bị cho là nhiễm độc bao gồm cá được nuôi ở vùng nước ô nhiễm, cá có chứa nhiều thủy ngân.

- Một số loài cá như cá ngừ, cá chạch, cá tráp, cá vây chân, cá đuối, cá chào mào (phèn), cá bacbê, cá nhám mèo, cá hồi con, cá bơn cacđin, cá nhám gai… cũng được khuyến cáo là nên hạn chế sử dụng.

Theo phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ