Về cơ sở phục vụ bưu chính cấp xã (điểm bưu điện văn hoá xã), Báo cáo Giải trình tiếp thu, chỉnh lý một số điều của dự án Luật Bưu chính nhận định, điểm bưu điện văn hoá xã trong thời gian qua đã có những đóng góp nhất định trong việc tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận với các dịch vụ bưu chính cũng như kiến thức pháp luật, khoa học, chính sách của Đảng và Nhà nước. Sau hơn 10 năm hoạt động của điểm bưu điện văn hóa xã nhu cầu thông tin ở cơ sở đã có khá nhiều thay đổi do các điều kiện chủ quan, khách quan. Vì vậy cần tiếp tục xem xét, nghiên cứu tổ chức, hoạt động của các điểm bưu điện văn hóa xã để quy định cho phù hợp.
ĐBQH Nguyễn Lân Dũng (đoàn Đắc Lắc): "Theo tôi, nên có thêm điều khoản nào đó hỗ trợ cho bưu điện văn hoá xã...". |
Thực tế hiện nay cho thấy việc duy trì các điểm phục vụ này ở nhiều địa bàn thuộc khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn là cần thiết nhằm đảm bảo quyền được trao đổi thông tin thiết yếu của người dân về bưu chính, để mọi người dân có thể tiếp cận, sử dụng dịch vụ bưu chính cơ bản. Tuy nhiên, ở nhiều địa bàn khác (nhất là các tỉnh, thành phố lớn), do điều kiện kinh tế phát triển, người dân không có nhu cầu giao dịch tại các điểm bưu điện văn hóa xã, do đó, nếu tiếp tục duy trì các điểm bưu điện văn hóa xã tại các địa bàn này sẽ gây lãng phí tài sản của Nhà nước. Ở những địa bàn không có điểm bưu điện văn hóa xã, Nhà nước vẫn bảo đảm việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ bưu chính cơ bản của người dân thông qua các điểm phục vụ bưu chính khác.
Bên cạnh đó, các nhiệm vụ tích hợp khác vào điểm bưu điện văn hóa xã như thông tin, văn hóa, thư viện, pháp luật v.v. sẽ thay đổi tùy theo chính sách của Nhà nước để thực hiện mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, theo những chương trình, đề án cụ thể do yêu cầu thực tiễn.
Do vậy, UBTVQH thấy rằng, không nên quy định cụ thể về điểm bưu điện văn hóa xã trong Luật mà sẽ quy định tại các văn bản hướng dẫn của Chính phủ để đảm bảo sự linh hoạt và tính khả thi.
Đồng ý với Báo cáo Giải trình của UBTVQH, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Kim Hồng (đoàn Đồng Tháp) cho biết, cơ sở bưu chính cấp xã có đóng góp nhất định trong đời sống nhân dân. Tiếp tục duy trì bưu điện văn hoía xã sẽ tốn kém nhưng người vùng sâu, xa, hoàn cảnh khó khăn nên người dân vẫn cần tiếp cận thong tin khoa học đề nghị quy định bưu điểm văn hoá xã ngay trong luật hiện chưa có ph. tiện nào hay hơn bưu điện văn hoá xã.
Điểm bưu điện văn hóa xã ngày càng mất vai trò (ảnh minh họa). |
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Tâm (đoàn Tây Ninh) nhận định, bưu điện văn hoá xã đối với nhu cầu hiện ngày nay ngày càng mất đi vai trò của nó, cần tính toán hết sức cẩn thận để tránh lãng phí. Các xã đều có trung tâm sinh hoạt cộng đồng, có thư viên, sách báo... Bưu điện văn hoá xã cũng phục vụ những loại hình như thế có thể tạo ra sự chồng chéo chồng chéo.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Hà (đoàn Gia Lai) thắc mắc, đảm bảo an ninh của bưu phẩm bị nghi ngờ (có thể) sẽ được xử lý như thế nào? Vấn đề này Luật Bưu chính nên đề cập đến. Về bưu chính công ích, tôi đồng ý giao cho một doanh nghiệp thực hiện với sự giúp đỡ của Nhà nước. “Một vấn đề nữa tôi quan tâm là nều thư đến tay quá muộn (vào mùa tuyển sinh, thí sinh nhận được đã hết hạn nhập học, giấy báo quá muộn, ảnh hưởng đến kết quả thi cử, có khi hỏng cả tương lai của một người) vậy sẽ quy định thế nào để thực hiện thời gian của bưu chính công ích?” – đại biểu Nguyễn Thị Thu Ba nhấn mạnh.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng (đoàn Đắc Lắc) chia sẻ, đảm bảo quyền thông tin của nhân dân thuộc về bưu chính, đáng buồn là nhân dân không có đầy đủ các loại báo chí. chỉ có báo Nhân dân, hay Nông thông Ngày nay và một số tờ báo địa phương tới được các điểm bưu điện văn hóa xã... . Hiện nay, tôi thấy lương của cán bộ bưu chính cấp xã quá ít để trực 24/24. “Theo tôi, nên có thêm điều khoản nào đó hỗ trợ cho bưu điện văn hoá xã...” – đại biểu Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.
Quang Anh