Bức ảnh khác thường về lân cận thiên hà NGC 5018 ​

 GD&TĐ - Bức ảnh được thực hiện nhờ Kính Viễn vọng VLT Survey – một kính viễn vọng hiện đại nhất, được thiết kế cho quan sát bầu trời “dày đặc thiên hà” trong ánh sáng khả kiến. Những đặc điểm của toàn bộ số thiên hà này giúp các nhà thiên văn học phát hiện các chi tiết nhỏ nhất của cấu trúc thiên hà.

Bức ảnh khác thường về lân cận thiên hà NGC 5018 ​

Nếu như Kính Viễn vọng cực lớn (VLT) có thể quan sát chi tiết các đối tượng thiên văn phát sáng yếu ớt,  thì để hiểu tính đa dạng của các thiên hà, các nhà thiên văn học phải sử dụng một loại kính viễn vọng khác, có tầm quan sát lớn hơn. Kính Viễn vọng VLT Survey (VST) chính là công cụ đó. Nó được thiết kế để khám phá các khu vực rộng lớn của bầu trời phía trên Nam Bán cầu.

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã sử dụng Kính VST để quan sát tập hợp các thiên hà e líp phía trên bán cầu Nam. Họ chụp được ảnh các thiên hà trong những khu vực khác nhau.

Một  trong những thiên hà ấy là NGC 5018. Nó được thể hiện như một vệt màu trắng sữa ở gần trung tâm bức ảnh. Trên bầu trời, có thể quan sát thiên hà này trong chòm sao Xử Nữ và thoạt nhìn thì thấy nó giống một vết mờ.

Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ hơn, chúng ta có thể thấy một dòng hẹp gồm các ngôi sao và bụi (“đuôi thủy triều”) kéo dài bên trong thiên hà e líp này. Những đặc điểm tinh tế như “đuôi thủy triều” hay dòng sao là những dấu hiệu của tương tác thiên hà và chúng là các chỉ dẫn quan trọng liên quan đến cấu trúc và động lực học các thiên hà.

Trên bức ảnh độ phân giải cao đặc biệt (400 Megapixel), ngoài những thiên hà e lip (và một vài thiên hà xoắn), còn có những ngôi sao với độ sáng và màu sắc khác nhau trong thiên hà của chúng ta – Dải Ngân hà. Những ngôi sao – khách không mời này là những đối tượng không cần thiết trong bức ảnh thiên văn. Tuy nhiên chúng nằm đúng vào khoảng không gian giữa Trái đất và các thiên hà xa xôi (là những đối tượng cần nghiên cứu).

Các nhà thiên văn học tập trung nghiên cứu các cấu trúc tinh tế của các thiên hà xa xôi, cách Trái đất hàng triệu năm ánh sáng. Tuy nhiên, trong quá trình quan sát, họ cũng bắt gặp những ngôi sao ở khoảng cách hàng trăm năm ánh sáng hoặc thậm chí những tiểu hành tinh cách chúng ta chỉ vài phút ánh sáng, ngay trong Hệ Mặt trời. Thậm chí, trong nghiên cứu khu vực rìa vũ trụ, độ nhạy cảm của các kính viễn vọng ESO có thể cung cấp những quan sát gần Trái đất hơn.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ