Bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở GD phổ thông cốt cán: Cần cơ chế giám sát kết quả

Bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở GD phổ thông cốt cán: Cần cơ chế giám sát kết quả

Không để số lượng ảnh hưởng đến chất lượng

- Bên cạnh sự khác biệt trong khâu tổ chức, chất lượng vẫn là yếu tố đặc biệt quan trọng. Vậy làm thế nào để biết được khóa tập huấn đã đạt chất lượng và hiệu quả chứ không phải là hô hào, hình thức?

- Trong đào tạo, bồi dưỡng, Học viện Quản lý Giáo dục luôn nhận thức được rằng, chất lượng là sự sống còn và không để “số lượng” ảnh hưởng đến “chất lượng” bồi dưỡng, tập huấn. Theo đó, để đợt tập huấn, bồi dưỡng đạt chất lượng, hiệu quả, học viện thực hiện đúng quy trình, chuyên nghiệp trong tất cả các khâu: Từ chuẩn bị tài liệu, tổ chức bồi dưỡng, quá trình tổ chức cả về đội ngũ báo cáo viên, giảng viên, cán bộ phục vụ lớp học… cho đến giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện và rút kinh nghiệm, cải tiến cho các lớp trong đợt bồi dưỡng.

Qua đánh giá sơ bộ trong buổi sơ kết đợt tập huấn có thể khẳng định, đợt tập huấn, bồi dưỡng lần này đã tạo ra sự khác biệt, hiệu quả, bổ ích, thực sự giúp người học giải quyết, tháo gỡ được những vướng mắc trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 các cấp học, đặc biệt là đối với bậc tiểu học, sẽ được triển khai thực hiện từ năm học 2020 - 2021.

Hiệu trưởng của một trường tiểu học tham gia đợt tập huấn từng chia sẻ với chúng tôi rằng, đã nhiều lần tham gia hội nghị tập huấn của các chương trình, dự án, nhưng chưa bao giờ thấy có chương trình học nào được tổ chức một các chuyên nghiệp, nghiêm túc, đúng giờ, đúng nội dung, chất lượng như đợt tập huấn này.

PGS.TS Trần Hữu Hoan
 PGS.TS Trần Hữu Hoan 

Đào tạo máy cái

- Điều dư luận quan tâm là, sau tập huấn, bồi dưỡng, các cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán sẽ phát huy như thế nào vào thực tiễn nhà trường ở địa phương. Có cách nào để giám sát hoặc tiêu chí nào để đánh giá việc này, thưa PGS?

- Đây là vấn đề cần được quan tâm, mục đích của tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là “đào tạo máy cái”, qua đó cần tạo sự lan tỏa, ảnh hưởng tích cực đến đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông của các địa phương.

Đội ngũ cán bộ quản lý cốt cán này cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục 2018, quản trị hoạt động dạy học, giáo dục tại các cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương.

Sau đợt tập huấn này, học viên sẽ trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn cho đồng nghiệp của trường mình và các trường trong cụm trường ở địa phương các nội dung đã được tập huấn; sau đó một số trong đội ngũ cán bộ quản lý cốt cán được tập huấn lần này sẽ cùng đồng hành với Học viện Quản lý Giáo dục triển khai bồi dưỡng Mô đun 1 cho đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà của các địa phương. Đây sẽ là cơ hội để các học viên phát huy kết quả thu được trong đợt tập huấn bồi dưỡng vào thực tiễn công việc, và cũng qua việc làm này, sẽ nhận thấy được sự tác động, hiệu quả của đợt tập huấn bồi dưỡng này.

Một kênh khác, Học viện sẽ trao đổi, làm việc với một số sở GD&ĐT để kiểm chứng tính hiệu quả mà các cán bộ quản lý cốt cán đã đóng góp cho các cơ sở giáo dục địa phương. Học viện hy vọng, các học viên đã tham gia tập huấn sẽ hỗ trợ, hướng dẫn được các đồng nghiệp của cơ sở giáo dục phổ thông ở địa phương.

- Ông có tin tưởng vào lần đổi mới này?

- Với những gì mà Bộ GD&ĐT đã và đang thực hiện trong thời gian vừa qua, nhất là trong năm 2019; cụ thể đã hoàn thành bồi dưỡng 28.000 giáo viên cốt cán và 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán thuộc 3 cấp học (tiểu học, THCS, THPT), bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường phổ thông. Đây là những người trực tiếp chỉ đạo, quản trị các hoạt động nhà trường, hiện thực hóa các chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông. Với cơ sở đó, chúng ta chắc chắn tin tưởng vào sự thành công của đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng.

Với số lượng cán bộ quản lý giáo dục cơ sở giáo dục trường phổ thông, việc đẩy nhanh tiến độ kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ hiệu trưởng trường phổ thông các nội dung còn lại trong chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý cốt cán là hết sức cấp bách. Học viện Quản lý Giáo dục mong nhận được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Ban quản lý Chương trình ETEP, các Cục, Vụ chức năng và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của 7 trường sư phạm tham gia Chương trình ETEP trong việc phát triển tài liệu, triển khai bồi dưỡng trong năm 2020.

- Xin cảm ơn PGS!

Năm 2019, Học viện Quản lý Giáo dục hoàn thành bồi dưỡng tập huấn cho hơn 3.200 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán cho 3 cấp học trong cả nước, đạt hơn 3/4 chỉ tiêu. Có thể nhận định, đợt tập huấn lần này thực sự bổ ích, hiệu quả và đạt được sự hài lòng của học viên.                                  PGS.TS Trần Hữu Hoan 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên.

Giúp dạy học hiệu quả môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, các nhà trường đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai dạy học hiệu quả môn tích hợp, nhất là môn Khoa học tự nhiên.
Minh họa/INT

Bóng ma hạt nhân ở Trung Đông

GD&TĐ - Tình hình Trung Đông đã đột ngột căng thẳng kể từ đêm 13/4 rạng sáng 14/4 khi Iran lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện một cuộc không kích quy mô lớn.
Minh họa/INT

Lễ hội nhân dân

GD&TĐ - Tuần lễ du lịch Quảng Ngãi năm 2024 sẽ được bắt đầu vào ngày 22/4 tới.
Minh họa/INT.

Khi giới trẻ tìm về phim lịch sử

GD&TĐ - Tiếp làn sóng ủng hộ phim 'Đào, phở và piano'(Đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phận khán giả trẻ quay trở lại tìm kiếm những bộ phim lịch sử, cách mạng.