Đại dịch có thay đổi biến chủng, tốc độ lây lan nhanh
Đại biểu Lưu Văn Đức (đoàn Đắk Lăk) đặt câu hỏi: Công tác dự báo dịch đến hết năm 2022 như thế nào? Khó khăn gì trong công tác dự báo này? Bộ trưởng có kế hoạch và giải pháp gì cho chiến lược tiêm vaccine COVID-19 công bằng hiện nay? Có địa phương đã tiêm được vắc xin cho tất cả người từ 18 tuổi trở lên, có địa phương đã tiêm cho trẻ em và còn đề nghị thêm mũi 3, trong khi đó hiện nay nhiều địa phương ở Tây Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long còn chưa tiêm đủ cho người từ 18 tuổi trở lên, Bộ trưởng có ý kiến gì về vấn đề này?
Trả lời ý kiến đại biểu Nguyễn Văn Đức (Đắc Lắc) về việc dự báo tình hình dịch COVID-19, Bộ trưởng Nguyễn Thành Long chia sẻ: Dự báo tình hình dịch là việc hết sức khó khăn.
Tổ chức y tế thế giới chỉ đưa ra khuyến cáo, đại dịch không thể kết thúc năm 2022, phải có thể sang năm 2023 thì coi là bệnh theo mùa.
Một số nước đưa ra dự báo mang tính ngắn hạn. Đại dịch có thay đổi biến chủng liên tục, tốc độ lây lan nhanh. Bộ Y tế đã có nhìn nhận thẳng thắn về tồn tại yếu kém trong dự báo ở một số địa phương chưa đúng, chưa sát thực tế, kể cả ngay cả ở Trung ương.
Dự báo từ nay tới hết năm 2022: Thời gian qua có địa phương có dấu hiệu COVID-19 tăng trở lại, Chính phủ, Bộ Y tế quan ngại và liên tục có chỉ đạo, tiếp tục tăng cường chống dịch.
Từ nay tới cuối năm, diễn biến phức tạp, xuất hiện tâm lý chủ quan, có người dân không áp dụng theo khuyến cáo của cơ quan y tế là 5K. Chúng tôi cho rằng, nguyên nhân nữa là thời tiết lạnh mùa Bắc, Tết đến có hoạt động tập thể đông người - đây là điểm quan ngại tình hình dịch từ nay tới cuối năm và đầu năm 2022. Đối với địa phương, cần tăng phủ sóng vắc xin để giảm tỷ lệ tử vong COVID-19. Chúng tôi vẫn coi là trọng tâm trọng điểm về chống dịch từ nay tới cuối năm và đầu năm 2022.
Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) chất vấn: Nhân lực ngành y tế đang thiếu, nhất là nhân lực chất lượng cao. Trong giai đoạn chống chọi với dịch bệnh COVID-19 như thế này, Bộ trưởng có giải pháp gì để chống việc chảy máu nhân lực của ngành từ việc có những nhân viên y tế không muốn tiếp tục gắn bó với nghề khi áp lực công việc quá lớn?
Trả lời đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Bộ trưởng thông tin, có 2 chính sách chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và chế độ cung cấp đặc biệt, theo trực và phòng chống dịch.
Tuy nhiên có hiện tượng, chỉ là một số trường hợp, một số cán bộ y tế ở công lập đang làm đơn vị y tế tư nhân. Đối với nhân lực y tế công lập vẫn đang là chủ đạo. Với người có trình độ chuyên môn cao vẫn đang làm việc ở y tế công lập.
Tới đây Bộ Y tế sẽ quan tâm vấn đề này bằng nhiều hình thức: tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường chế độ thu hút người làm việc y tế công lập; tiếp tục đào tạo, đào tạo trình độ cao hơn đối với toàn bộ lực lượng y tế; cố gắng cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp để dảm bảo người cán bộ y tế yên tâm làm việc cơ sở y tế công lập.