Bộ Công an chỉ đạo ứng phó với diễn biến bão CONSON và mưa lớn

GD&TĐ - Văn phòng Bộ Công an có Công điện khẩn về việc ứng phó với diễn biến bão CONSON và mưa lớn; yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để chủ động các biện pháp ứng phó phù hợp.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Văn phòng Bộ Công an có Công điện số 07/CĐ-V01 ngày 7/9 gửi Ban Chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục Cảnh sát giao thông, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Ban Chỉ huy ứng phó thiên tai Công an các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận và khu vực Bắc Bộ về việc ứng phó với diễn biến bão CONSON và mưa lớn.

Để ứng phó với diễn biến của bão CONSON và mưa lớn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Văn phòng Bộ đề nghị Ban Chỉ huy ứng phó thiên tai Công an các đơn vị, địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau: 

Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, chỉ đạo của Bộ Công an và chính quyền địa phương về công tác ứng phó với diễn biến của bão và mưa lớn. 

Thứ hai, theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động các biện pháp ứng phó phù hợp.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về bảo đảm an toàn cho nhân dân và công tác triển khai ứng phó của lực lượng Công an nhân dân, bảo đảm tuyệt đối cho các lực lượng, cán bộ chiến sỹ trực tiếp làm nhiệm vụ ứng phó, tác nghiệp tại thực địa và ứng giúp nhân dân trong thiên tai. 

Thứ ba, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn, an toàn về người, tài sản của nhân dân; rà soát phương án, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tại các khu vực trọng điểm để sẵn sàng hỗ trợ địa phương sơ tán nhân dân, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh khi có yêu cầu.

Thứ tư, chủ động chỉ đạo và triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả theo phương châm “bốn tại chỗ" bảo đảm an toàn phòng chống dịch Covid-19, phù hợp với diễn biến của bão, mưa lớn và tình hình cụ thể tại địa phương.

Theo đó, đối với vùng đồng bằng và ven biển: Phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa bàn triển khai biện pháp đảm bảo an toàn các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, các tuyến để biến xung yếu hoặc đang thi công; kiên quyết không để người ở lại chòi canh, lồng bè; tổ chức gia cố nhà ở, các công trình công cộng. 

Đối với vùng núi: Phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa bàn tổ chức kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét; có phương án bảo đảm an toàn các hầm lò, khu khai thác khoáng sản; sơ tán dân tại các khu có vực nguy cơ cao đến nơi an toàn.

Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.