Binh sĩ Mỹ có thể bí mật tới Ukraine vận hành hệ thống Patriot

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Để đẩy nhanh tiến độ đưa các hệ thống Patriot vào trực chiến, không loại trừ khả năng vũ khí này sẽ được binh sĩ Mỹ vận hành trực tiếp.

Một khẩu đội tên lửa phòng không Patriot
Một khẩu đội tên lửa phòng không Patriot

Sau khi chính quyền Mỹ đồng ý chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không Patriot cho Ukraine, Washington đã gặp một số khó khăn nghiêm trọng. Theo các chuyên gia từ Ủy ban Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, có những vấn đề về pháp lý và quy định đối với việc cung cấp vũ khí.

Bên cạnh đó, mặc dù nhiều suy đoán cho rằng việc giao các hệ thống Patriot sẽ diễn ra vào nửa đầu năm 2023, nhưng phải cần khoảng 53 tuần chỉ để đào đội ngũ kỹ thuật bảo trì.

Ngoài ra còn nhiều điều phải học trước khi Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) có được một tổ hợp Patriot sẵn sàng hoạt động.

Trước đây giới phân tích cho rằng Mỹ hoặc các quốc gia NATO khác có thể gửi binh sĩ đến Ukraine để quản lý hệ thống phòng không phức tạp này. Tuy nhiên Washington đảm bảo rằng họ sẽ không cử chuyên gia của mình tới Ukraine, và các kíp điều khiển Patriot hoàn toàn là người của AFU.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia quân sự vẫn nhận xét khả năng cao lính Mỹ mới thực chất là người kiểm soát các hệ thống Patriot ở Ukraine, bởi dù sao vũ khí trên cũng chứa đựng nhiều công nghệ tuyệt mật mà Washington không dễ dàng chia sẻ.

Trong trường hợp viễn cảnh trên trở thành sự thật, chúng ta rất có thể được thấy Patriot nằm trong tay những "nhà thầu quân sự tư nhân" hay "tình nguyện viên" chứ không phải binh lính chính quy. Đây thực chất là phương pháp vẫn được Nga thực hiện thông qua Tập đoàn lính đánh thuê Wagner của mình.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng bày tỏ nghi ngờ về việc tổ hợp phòng không Patriot sẽ chứng minh được hiệu quả ở Ukraine, nhất là khi hệ thống này vẫn được biết đến với những thất bại trong nhiều cuộc xung đột ở quá khứ, khi nó không thể vô hiệu hóa mục tiêu có hiệu suất kém hơn so với tên lửa Iskander của Nga.

Không chỉ có vậy, với chỉ 1 khẩu đội Patriot duy nhất, hiệu quả của tổ hợp phòng thủ này lại càng bị nghi ngờ, khi nó khó lòng đối phó cuộc tấn công tên lửa cấp tập của Nga.

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 của Nga.

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 của Nga.

Trong diễn biến khác, báo chí Mỹ cho rằng các hệ thống tác chiến điện tử (EW) của Nga đang buộc Lầu Năm Góc phải điều chỉnh nhiều chương trình phát triển quân sự của mình, khi EW Nga đã thực sự trở thành một vấn đề lớn đối với Quân đội Mỹ.

Cuộc xung đột Ukraine đã trở thành "thao trường" lớn của vũ khí phương Tây. Lầu Năm Góc đang nghiên cứu và phân tích chặt chẽ những gì đang xảy ra ở quốc gia Đông Âu này.

Một trong những bài học quan trọng nhất mà người Mỹ học được từ chiến trường Ukraine là việc sử dụng các thiết bị điện tử tinh vi.

Giờ đây, Lầu Năm Góc buộc phải thay đổi phương pháp tác chiến của mình, có tính đến việc kẻ thù nắm trong tay hệ thống tác chiến điện tử tối tân.

Ví dụ, các sĩ quan Quân đội Mỹ sẽ phải cấm những tân binh trẻ tuổi liên tục sử dụng điện thoại di động. Bên cạnh đó, các kỹ sư Mỹ đang bận rộn phát triển vũ khí mới cũng phải suy nghĩ về các vấn đề bảo vệ chống EW.

Bảo mật thông tin liên lạc và giảm vết điện tử là đặc biệt quan trọng. Quân đội Mỹ sẽ phải phát triển những công nghệ và khái niệm mới để quản lý các đơn vị tác chiến trong cuộc xung đột với đối thủ nắm trong tay công nghệ tiên tiến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh chụp từ trailer của Nhà hát Tuổi trẻ.

Cùng dự 'Bữa tiệc của Elsa'

GD&TĐ - Các tối cuối tuần: 11, 19, 25/5 và 1/6, khán giả yêu thích nhạc kịch có thể đến Nhà hát Tuổi trẻ (Hà Nội) cùng dự 'Bữa tiệc của Elsa'.