Bình Dương chấn chỉnh hoạt động dạy học thêm không đúng quy định

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Bình Dương vừa có văn bản gửi Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố; hiệu trưởng các trường THPT; giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh; giám đốc Trung tâm GDTX-KT-HN các huyện, thị xã tiếp tục chấn chỉnh hoạt động dạy thêm học thêm không đúng quy định trên địa bàn tỉnh.

Bình Dương chấn chỉnh hoạt động dạy học thêm không đúng quy định

Theo văn bản này, trong thời gian qua, Sở GD&ĐT đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm học thêm (DTHT) trong và ngoài nhà trường.

Tuy nhiên, tình trạng DTHT không đúng quy định vẫn còn diễn ra ở một số nơi, gây dư luận không tốt trong phụ huynh học sinh và nhân dân.

Cụ thể: Dạy thêm, học thêm khi chưa được cấp phép, nội dung dạy thêm, học thêm, số lớp dạy thêm, số học sinh học thêm, số tiền thu không đúng như hồ sơ đề nghị cấp phép; ép buộc học sinh học thêm, có biểu hiện đánh giá cho điểm không công bằng giữa học sinh có học thêm và học sinh không học thêm...

Để khắc phục tình trạng DTHT không đúng quy định, Sở GD&ĐT yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thực hiện tốt các nội đung sau:

Các phòng Giáo dục Trung học - Thường xuyên, Giáo dục Tiểu học: Tham mưu lãnh đạo Sở đưa nội dưng quản lý DTHT vào các văn bản chỉ đạo của cấp học trong từng học kỳ và cả năm.

Kết hợp kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường của các cơ sở giáo dục khi thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục, thanh tra đột xuất.

Tổng hợp các cá nhân và đơn vị vi phạm về DTHT để tham mưu Hội đồng thi đua đánh giá phân loại cuối năm một cách xác đáng.

Thanh tra Sở GD&ĐT: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động DTHT trong và ngoài nhà trường; kịp thời tham mưu xử lý nghiêm các sai phạm về DTHT của các tổ chức cá nhân trên địa bàn tinh.

Đối với các phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT yêu cầu có văn bản chỉ đạo Hiệu trường các trường tiểu học, THCS đẩy mạnh công tác tuyên truyền; thực hiện các chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về giảm tải, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm giảm bớt sự quá tải đối với học sinh, hạn chế DTHT.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy 2 buổi/ngày.

Nghiêm cấm cắt, xén nội dung chương trình chính khóa để đưa vào dạy thêm, hoặc ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.

Khi nhận được các phản ánh của học sinh, cha mẹ học sinh hoặc người dân... (dưới mọi hình thức), Hiệu trưởng nhà trường phải khẩn trương kiểm tra, xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm DTHT (nếu có), sau đó báo cáo về phòng GD&ĐT bằng văn bản.

Tăng cường các hoạt động thanh tra, thực hiện đúng chế độ báo cáo công tác quản lý DTHT theo định kỳ, xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp DTHT không đúng quy định.

Trường phòng GD&ĐT phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Sở GD&ĐT, UBND cấp huyện nếu để xảy ra tình trạng dạy thêm trái quy định trên địa bàn mình quản lý.

Hiệu trường các trường THPT, Giám đốc các Trung tâm GDTX phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Sở GD&ĐT nếu để giáo viên thuộc quyền quản lý trực tiếp vi phạm các quy định về DTHT...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quán ăn đông kín khách, nhân viên phải làm việc liên tục. Ảnh: Nhật Minh

Hàng quán mở xuyên Tết: Cơ hội thu nhập cao

GD&TĐ - Trước nhu cầu ăn uống, vui chơi, gặp mặt đầu năm của người dân tăng cao, hầu hết nhà hàng, quán cà phê mở xuyên kỳ nghỉ đều đối mặt nguy cơ rơi vào trạng thái quá tải