Không phải ngẫu nhiên mà những con gấu trắng Bắc cực không xuất hiện ở vùng nhiệt đới, còn những con lười không sống ở vùng Bắc cực. Các loài động vật đều thích nghi với hốc khí hậu, tùy thuộc vào nhiệt độ trung bình và lượng mưa.
Việc chế ngự lửa cho phép loài người ra khỏi hốc sinh thái nguyên thủy đầu tiên của mình, tuy nhiên nghiên cứu phân bổ dân số trong vòng 6.000 năm gần đây cho thấy có sự ổn định lớn trong các vùng khí hậu của chúng ta.
Thật không may là hiện tượng nóng lên toàn cầu đã dịch chuyển nhiều khu vực ngoài hốc khí hậu của chúng ta, tạo thành mối đe dọa đối với 3 tỷ người.
Tiến sĩ Chi Xu ở ĐH Nam Kinh (Trung Quốc) đã sử dụng 2 tái cấu trúc về phân bổ dân số 6.000 năm trước và so sánh chúng với nhiệt độ trung bình mỗi năm (MAT) và lượng mưa trung bình mỗi năm.
Các nhà khoa học phát hiện thấy rằng trong giai đoạn phát triển nông nghiệp sớm, phần lớn mọi người trên Trái đất sống tại các khu vực có MAT 11 - 15 độ C và lượng mưa trung bình ở mức 30 - 100 cm.
Trong lúc ấy, xuất hiện sự dịch chuyển đáng chú ý – 300 năm trước, do kết quả sự gia tăng dân số đột ngột ở châu Âu, MAT thích hợp nhất đối với dân số thế giới là 9 độ C. Cho đến nay, tình trạng này vẫn thay đổi.
Sự nóng lên toàn cầu làm thay đổi nhiệt độ trung bình. Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Xu cho biết, đến năm 2070 trên thế giới sẽ tiếp tục có nhiều khu vực ở trong MAT 11 - 15 độ C, tuy nhiên về tổng số thì ít hơn so với hiện nay. Dự đoán, vị trí địa lý các khu vực nhiệt độ này trong vòng 50 năm gần đây thay đổi nhiều hơn so với trong 6.000 năm cuối cùng.
Các nhà khoa học cảnh báo, thậm chí 3,5 tỷ người sẽ phải thích nghi với những điều kiện mới. Trong trường hợp không có di dân, 1/3 dân số thế giới có thể phải sống trong điều kiện MAT >29 độ C.