Bí thư huyện Vĩnh Bảo: Việc tìm mộ Cụ Trạng là nhảm nhí, mất thời gian

Việc tích ngôi mộ cổ tại xã Cộng Hiền (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nghi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đang khiến dư luận chú ý. PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Quyn - Bí thư Huyện ủy Vĩnh Bảo xung quanh vấn đề này.

Bí thư huyện Vĩnh Bảo: Việc tìm mộ Cụ Trạng là nhảm nhí, mất thời gian

Thời gian gần đây rộ thông tin tìm được mộ Danh nhân Văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có một số chứng cứ được đưa ra như quách gỗ trên nghìn năm tuổi, thẻ tre… Cụ Trạng là danh nhân của đất nước, người con quê hương Vĩnh Bảo, với tư cách đại diện cho Đảng bộ, chính quyền địa phương, xin ông cho biết quan điểm của ông về việc này?

- Việc tìm mộ của cụ Trạng Trình, chính quyền huyện và con cháu của cụ không đặt ra. Tương truyền trong dân gian câu sấm của Cụ là “táng tại Ao Dương”.

Câu sấm này truyền lại nhiều thế hệ gây tính tò mò nên việc đi tìm mộ của cụ cho đến nay chủ yếu được giới tâm linh quan tâm nhiều. Trong dòng tộc nhà cụ kể cả nội hay ngoại không ai để ý tới việc đi tìm mộ cụ.

Trong khoảng thời gian 2008 đến 2010, trong địa phương đã nhiều lần rộ lên việc tìm thấy mộ cụ ở Tháp Bút, khu Mả lẻ… Nhưng cuối cùng cơ quan chức năng cũng kết luận không có cơ sở. Sự việc bẵng đi một thời gian, cuối năm 2016 đến nay tiếp tục rộ trở lại việc tìm mộ cụ.

Sở dĩ có việc rộ thông tin nêu trên bởi khoảng tháng 3, 4.2016, tại đám đất nhà chị Bùi Thị Hiền, đào được 3 hay 4 mộ trong đó 1 chiếc được coi là ngôi mộ cổ. Nghe nói lại trong đó có 1 hộp sọ và 1 cái xương, nhưng không ai được chứng kiến việc này.

Qua một người quen tên Nguyễn Đình Minh, ngôi mộ được ông Nguyễn Thụy Kha rước về 59 Tràng Thi (Hà Nội). Một thời gian sau lại trả lại cho bà Hiền bàn giao cho chính quyền địa phương nhưng bị từ chối do không đúng qui trình. Hiện ngôi mộ này đang được để ở Bảo tàng thành phố Hải Phòng.

Bi thu huyen Vinh Bao: Viec tim mo Cu Trang la nham nhi, mat thoi gian - Anh 1

PV Dân Việt (phải) trong cuộc làm việc với lãnh đạo huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng)

Địa điểm nhà bà Hiền được xác định là một điểm hoạt động mê tín dị đoan, áp vong tìm mộ. Người Vĩnh Bảo không ai tin, chỉ có người nơi khác tìm về.

Hoạt động diễn ra khoảng chục năm nay nhưng địa phương chưa giải quyết triệt để do nể nang bố chồng bà Hiền (ông Trần Rường nguyên là Bí thư huyện ủy Vĩnh Bảo- NV).

Còn khái niệm về thẻ tre được nêu trong thời gian qua cần phải xem xét lại. Thế nào là thẻ tre? Thẻ tre phải có chữ, có ký hiệu… Cái được gọi là thẻ tre trong thời gian qua chỉ là thanh tre bởi trên đó làm gì có chữ? Viện Hán Nôm cũng có kết luận.

Về mặt pháp lý việc bàn giao ngôi mộ với chính quyền địa phương không có, không đúng quy trình. Vậy ai có thể khẳng định được hiện vật không bị xáo trộn? Đây chỉ là sự tung tin làm loạn và mất an ninh trật tự, phức tạp địa phương.

Việc ông Nguyễn Lân Cường, Trung tâm ứng dụng tiềm năng con người và nhiều người khác về một cách chui lủi, không báo chính quyền địa phương xã, huyện là không được. Tôi khẳng định rằng, ngôi mộ này không thể là mộ của cụ Trạng Trình.

Căn cứ vào đâu mà ông có thể khẳng định chắc chắn như vậy?

- Tôi khẳng định luôn đây là những chuyện nhảm nhí, không hiểu gì và có lợi ích gì nên nhiều người lao như thiêu thân, kể cả nhà báo.

Thứ nhất, theo báo cáo của địa phương, làng Hạ Đồng có lịch sử trên dưới 300 năm trong khi cụ Trạng mất được 430 năm. Điểm tìm được mộ cách làng Cụ ở 7km, lại ở xã khác.

Khu đất nhà bà Hiền trước đây cấp cho ông Trần Rường khoảng năm 1975, nền đất này toàn bộ là nghĩa địa, kể cả cái được gọi là Ao Dương.

Trước kia ao chỉ là vũng nước nhỏ, người nhà bà Hiền múc bùn, đất đóng gạch, xây nhà nên ao rộng ra. Tại đó người ta còn di chuyển 40 ngôi mộ đi nơi khác. Hiện tại, đất này còn 2 mộ cụ 5 đời của hai dòng họ Nguyễn và Phạm.

Khu vực nhà bà Hiền là khu vực tôn giáo toàn tòng. Khi mất họ táng không sang cát nên không có tiểu do quan niệm là đào sâu, chôn chặt…

Từ những dấu hiệu nêu trên tôi khẳng định một lần nữa là không bao giờ có mộ cụ Trạng ở đây. Cụ là một nhà lý số, Kinh dịch giỏi nhất thời của cụ và cho đến nay có lẽ cũng chưa có ai hơn. Không bao giờ cụ lại chôn ở nghĩa địa đông người như thế.

Ngôi mộ đó cách xa nhà cụ 7 km hay xa hơn nữa cũng chưa đủ cơ sở để khẳng định đó không phải là mộ cụ Trạng Trình? Hơn nữa, cụ đã mất hơn 400 năm, có gì để khẳng định khi đó khu đất này là nghĩa trang đông người?

- Tôi không tư duy như vậy. Nhưng tôi cho rằng, con cháu trong dòng tộc họ Nguyễn không ai đi tìm cụ. Cụ giấu ngay trước lúc cụ mất nên đừng mất công đi tìm cụ làm gì.

Tôn vinh, kính trọng cụ hãy để trong tim và khối óc với niềm tự hào, đừng đào bới, tìm kiếm mất công. Điều đó không phải điều cụ mong muốn và không nên tìm bằng con đường mê tín dị đoan, phải tìm dựa vào căn cứ có cơ sở khoa học.

Khi có kết quả giám định carbon niên đại tấm quách gỗ là 1.700 năm tuổi, ông có chỉ đạo gì cho các phòng ban chuyên môn không?

- Không. Vì tôi không tin. Việc giám định carbon tôi cũng mới nghe nhưng không tin vì có thể người ta đem cái khác thế vào để giám định? Ngay từ đầu tôi đã không tin.

Thường những nhà giàu họ cũng có thể có gỗ quí như vậy. Còn về quách đó không thể táng được người và càng không thể nhét được sọ người với kích thước ngang 15,5 cm, dài hơn 80 cm…

Nhưng thực tế quan sát, tôi thấy rằng tấm quách có độ rộng thông thủy khoảng gần 20cm, dài hơn 80 cm và có thể đặt vừa một bộ hài cốt, tại sao ông không thử tận mắt xem có đúng không?

- Tôi không xem làm gì. Biên bản bàn giao người ta ghi rõ kia kìa, rộng chỉ 15,5 cm thôi, không thể nhét vừa hộp sọ.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?