Theo đó, yêu cầu các phòng GD&ĐT nghiên cứu lựa chọn, xây dựng thí điểm ít nhất một mô hình trường THCS có hoạt động giáo dục gắn thực tiễn sản xuất, kinh doanh của địa phương nhằm góp phần khơi dậy tinh thần đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp trong học sinh.
Đồng thời, chỉ đạo các trường THCS trên địa bàn đẩy mạnh đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phù hợp với điều kiện của địa phương.
Chú trọng thực hiện các hoạt động chủ yếu như: Triển khai dạy các nghề phổ thông gần gũi với hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương như chăn nuôi heo, chăn nuôi gia cầm, làm vườn, điện dân dụng, tin học…
Chủ động phối hợp với các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn, mời các chuyên gia, nhà quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp… trong tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh…
Tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp để tuyên truyền tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh phù hợp với tâm lý học sinh.