Bật mí cách bảo vệ dạ dày thoát khỏi viêm loét, ung thư

Trên thế giới có khoảng một nửa dân số dương tính với vi khuẩn HP. Tuy nhiên, yếu tố gây bệnh dạ dày không chỉ do vi khuẩn HP đơn thuần mà là còn liên quan với đặc điểm di truyền và các thói quen ăn uống như: kém vệ sinh, thức ăn chứa nhiều chất độc hại, hút thuốc lá… của người bị nhiễm.

Bật mí cách bảo vệ dạ dày thoát khỏi viêm loét, ung thư

Theo kết quả một nghiên cứu trên 300 người dân thành phố do Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh thực hiện, 20% bệnh nhân ung thư dạ dày không có kết quả dương tính với HP. Trong 70% người mang trong người loại vi khuẩn này không có triệu chứng của viêm loét hay ung thư bao tử.

Với cách làm sau đây sẽ giúp bạn tránh viêm loét và ung thư dạ dày:

Với cách làm sau đây sẽ giúp bạn tránh viêm loét và ung thư dạ dày:

Giữ vệ sinh cá nhân

Để bảo vệ niêm mạc dạ dày, cần ăn chín với đồ dùng cá nhân chén bát riêng, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo.

Đặc biệt, với những bệnh nhân có kết quả dương tính với vi khuẩn HP muốn diệt vi khuẩn thì phải dùng ít nhất ba loại kháng sinh phối hợp. Sau khi có kết quả âm tính, cần tuân thủ vệ sinh cá nhân để phòng tái nhiễm.

Lịch sinh hoạt điều độ

Ăn đúng giờ, tránh để đói hoặc no quá. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.

Phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc phải đủ liều lượng, đủ thời gian, không được thấy hết đau tự ý ngưng thuốc.

Kiêng khem đúng mực

Kỵ ăn chua, cay, ăn thức ăn nguội hoặc quá nóng và đồ khô rắn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ.

Kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, giảm stress… tránh thức uống ảnh hưởng dạ dày như thuốc vitamin C, axit folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.

Tăng lớp nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng nghệ

Thông thường dạ dày tiết ra acid để tiêu hóa thức ăn nhưng đồng thời nó cũng có một lớp nhày để bảo vệ lớp niêm mạc. Nhưng vì một lý do nào đó acid dịch vị tăng lên nhiều (thường ảnh hưởng bởi yếu tố thần kinh) hoặc lớp nhày này bị tiết ra ít đi (không đủ bảo vệ niêm mạc) thì “ngoại bang” rất dễ tấn công.

Lúc HP “đổ quân” vào dạ dày, nếu hàng rào chống đỡ thành dạ dày yếu đi thì nó sẽ chui vào dưới lớp nhày, “đánh chiếm” và xâm nhập dễ dàng vào lớp niêm mạc dạ dày. Sau đó phá hủy bằng việc tiết ra các men và độc tố tế bào, làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, gây viêm loét.

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng uống quá nhiều kháng sinh đâm ra sợ thuốc do các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó chịu, nhức đầu, khó tiêu, dị ứng nổi mề đay, tổn thương gan và thận, từ đó bỏ dở quá trình điều trị …

Một số công trình nghiên cứu gần đây còn cho thấy, ở những người đã tiêu diệt vi khuẩn HP, lại gia tăng tỷ lệ viêm thực quản trào ngược, hen phế quản do suy giảm khả năng đề kháng, béo phì.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo cùng với phác đồ điều trị HP, người bị viêm loét dạ dày nên sử dụng kèm các loại thảo dược vừa giúp kích thích sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, vừa ức chế sự hoạt động của vi khuẩn HP. Trong đó nổi bật là Nano Curcumin với tên gọi Cumargold, dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất nghệ.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ năm 2009 đã chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của cả 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol.

Theo dantri

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ