Báo Mỹ chỉ tên vũ khí châu Âu vô dụng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Trả lời phỏng vấn với truyền thông Pháp, Tổng thống Zelensky gây bất ngờ khi tuyên bố nhiều hệ thống phòng không châu Âu viện trợ Ukraine vô dụng.

Binh sĩ Ukraine vận hành hệ thống IRIS-T SLM.
Binh sĩ Ukraine vận hành hệ thống IRIS-T SLM.

Trong cuộc phỏng vấn được thực hiện hôm 29/3, ông Zelensky đã nhắc lại yêu cầu của Ukraine về các vũ khí hiện đại hơn đã được phương Tây hứa hẹn chuyển giao nhưng vẫn chưa thấy.

"Chúng tôi đã chứng kiến những quyết định tuyệt vời về Patriot, nhưng chúng tôi chưa được sở hữu chúng", Tổng thống Zelensky nói.

Theo ông, Ukraine cần ít nhất 20 hệ thống Patriot mới có thể chống lại các mối đe dọa từ số lượng lớn tên lửa Nga tấn công vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine mỗi ngày.

"Trong khi phòng không của Ukraine đang yếu và thiếu, một số nước châu Âu lại gửi hệ thống phòng không không hoạt động và họ phải gửi trả nhiều lần nhưng vẫn không hiệu quả", ông Zelensky cho biết.

Nguyên thủ Ukraine cũng nhắc lại yêu cầu từ lâu về việc chuyển giao máy bay chiến đấu hiện đại. Ba Lan và Slovakia đã quyết định gửi cho Ukraine các tiêm kích cũ, nhưng không nước phương Tây nào cung cấp cho Kiev các chiến đấu cơ hiện đại hơn.

Dù ông Zelensky không nêu cụ thể quốc gia châu Âu nào cũng như loại vũ khí phòng không họ chuyển giao gây thất vọng nhưng trang Defense News của Mỹ cho biết, trong số ít vũ khí đánh chặn đã được châu Âu chuyển cho Kiev, hầu hết chúng chưa lập được thành tích nào trong xung đột với Nga.

Theo thống kê của báo Mỹ, hiện nay Ukraine đang vận hành hệ thống đánh chặn tầm ngắn Gepard và IRIS-T SLM do Đức sản xuất, hệ thống Stormer HVM từ Anh, hệ thống Aspide từ Tây Ban Nha và hệ thống Crotale NG từ Pháp.

Trong đó, Gepard là một loại pháo phòng không tự hành được phát triển bởi công ty Đức Krauss-Maffei Wegmann (KMW) từ năm 1976 đến 1980. Pháo có tầm bắn tối đa 5,5km với đạn FAPDS và có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không ở cự ly lên tới 15km.

Dù vẫn tỏ ra hiệu quả khi đối phó với mục tiêu bay chậm như trực thăng và cường kích nhưng Gepard không còn phù hợp trong nhiệm vụ đánh chặn tên lửa hành trình thế hệ mới, UAV tấn công tự sát, đạn rocket...

Khác với Gepard, vũ khí khác mới hơn do Đức sản xuất được cho là có thể mang lại hiệu quả đánh chặn tốt hơn tại Kiev là IRIS-T SLM. Hệ thống này cung cấp khả năng phòng thủ toàn diện 360° trước máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và vũ khí tấn công có dẫn đường.

Hệ thống IRIS-T SLM có khả năng tiêu diệt máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất, tên lửa chống hạm, tên lửa chống radar và rocket cỡ nòng lớn. Vũ khí này cũng có thể diệt UAV và các mối đe dọa cơ động nhỏ khác. Nó có tầm bắn tối đa 40km ở độ cao lên tới 20km.

Cùng với đó, hệ thống Aspide từ Tây Ban Nha cũng được đánh giá khá cao khi có thể hoạt động trong mọi thời tiết, có thể kháng nhiễu.

Trong số vũ khí phòng không phương Tây đang được Ukraine vận hành còn có Crotale NG. Tại Pháp, Crotale NG được trang bị hai khối gồm bốn ống phóng sẵn sàng khai hỏa có thể bắn tên lửa VT1 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cự ly ngắn.

Vũ khí đánh chặn này được trang bị bộ đa cảm biến, bao gồm quang điện tử thụ động và radar tích hợp biện pháp đối phó điện tử (ECCM) để tấn công các mục tiêu trên không trong điều kiện bất lợi của chiến tranh điện tử dày đặc và môi trường chiến trường bất lợi như chiến tranh hạt nhân, sinh học và hóa học (NBC).

Đạn tên lửa Crotale NG có thể đánh chặn các mối đe dọa trên không bao gồm tên lửa chiến thuật, máy bay trực thăng, UAV và máy bay chiến đấu tầm thấp. Tên lửa có tầm bắn tối đa 11km.

Báo Mỹ cho rằng, dù tất cả những hệ thống phòng không này đều được nhà sản xuất giới thiệu có khả năng đánh chặn rất tốt nhưng kể từ khi xuất hiện tại Ukraine đầu năm 2023, hầu như chúng chưa lập được thành tích đáng kể nào.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.