Bản đồ những điểm đàn ông và phụ nữ muốn được chạm vào

GD&TĐ - Nam giới thoáng hơn khi bị phụ nữ lạ mặt đụng chạm, trong khi phụ nữ không chấp nhận ai khác ngoài chồng.  

Bản đồ những điểm đàn ông và phụ nữ muốn được chạm vào
Nếu bạn khó chịu khi bị người lạ chạm vào, đừng lo, bạn cũng giống nhiều người khác. Thực ra, với những người không quen, ai cũng chỉ muốn dừng lại ở cái bắt tay, các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford (Anh) và Đại học Aalto (Phần Lan) phát hiện.
Trong một nghiên cứu lớn nhất từ trước tới nay về sự tiếp xúc cơ thể, sau khi khảo sát 1.300 người, các nhà khoa học đã vẽ một "bản đồ cơ thể", phác họa chính xác những điểm mọi người cảm thấy dễ chịu khi được chạm vào và đụng chạm đó là từ ai.
Đồ họa cho thấy khi gặp một người lạ, đa số muốn một cái bắt tay hơn là được hôn lên má. Cả nam và nữ đều chỉ thoải mái với đụng chạm khắp cơ thể khi người đó là bạn đời (người yêu).
Bản đồ những điểm đàn ông và phụ nữ muốn được chạm vào - Ảnh 1
Bản đồ phản ứng của nữ (và nam) khi có người chạm vào cơ thể. Trước (mặt trước cơ thể) khi bị đụng chạm bởi các đối tượng khác nhau, như chồng - bạn nữ - bạn nam - mẹ - bố - chị - anh - dì - bác - chị họ - anh họ - người quen nữ - người quen nam - người lạ nữ - người lạ nam. Sau (mặt sau cơ thể khi bị đụng chạm bởi những người này). Tương tự bên dưới là nam giới. Trong dải màu từ trắng sang đen, vùng càng sẫm màu là càng không thích bị đụng chạm. Ảnh: University of Oxford.
Bản đồ cho thấy phụ nữ nhìn chung dễ tiếp nhận các đụng chạm cơ thể hơn so với nam giới.
Một điểm đáng chú ý là: nam giới không nghĩ rằng phụ nữ lạ đụng vào vùng kín của mình là "điều cấm kỵ" mà chỉ cho đó là "không dễ chịu chút nào".
Tuy nhiên, khi bị một người bạn nam chạm vào, thì cánh mày râu lại thấy khó chịu hơn nhiều so với phụ nữ. Ở khía cạnh khác, phái nữ coi việc đụng chạm thân mật với bất cứ ai khác ngoài chồng (người yêu) và mẹ mình đều là cấm kỵ.
Giáo sư Robin Dunbar, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, tiếp xúc cơ thể rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì tình cảm giữa con người, thậm chí là trong thời đại truyền thông xã hội như hiện nay.
"Chúng ta biết rằng nếu người ta không gặp nhau, chất lượng mối quan hệ sẽ giảm dần và người bạn thân nhất của bạn có khi sẽ chỉ còn như một người quen. Truyền thông xã hội có thể giúp bạn duy trì liên lạc nhưng không thể ngăn quá trình suy mòn một mối quan hệ. Bạn thực sự cần nhìn vào mắt họ để duy trì sự kết nối", ông nói.
Những người tham gia nghiên cứu ở nhiều nước khác nhau, từ Anh, Phần Lan, Pháp, tới Italy và Nga. Kết quả nghiên cứu được đưa lên Kỷ yếu Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ.
Theo VnExpress/Stuff

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.