Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưngviêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang lại gây khó chịu, lo lắng và có thểbùng phát thành "dịch" tại một khu vực nào đó.
Kiến ba khoang là gì?
Theo ThS. BS Tạ Quốc Hưng, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM cho biết: Kiến ba khoang (Paederus) là loạicôn trùng thuộc bộ Coleoptera, họ Staphylinidae (bọ cánh cứng).
Chi Paederuskhá lớn, với hơn 600 loài và phân bố ở tất cả các châu lục trừ Nam Cực. Cácloài ở vùng Nam Mỹ được biết đến bằng nhiều tên khác nhau như: bicho de fuego, pito,potó và podó.
Tại Việt Nam, kiến ba khoang cònđược gọi là kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, kiến cong… bởi vì nó cócác khoang đen-vàng cam xen kẽ.
Khi trưởng thành kiến ba khoang dài khoảng 7 mmđến 10 mm và rộng 0,5 mm đến 1 mm. Nó có 3 cặp chân, 2 đôi cánh, với một đôicánh dài mỏng trong suốt gấp lại gọn gàng và giấu bên dưới một đôi cánh cứng vàngắn. Chính vì thế chúng có thể bay và chạy rất nhanh.
Kiến ba khoang sống trong môitrường ẩm ướt và sự tồn tại của loài kiến này giúp ích cho nông nghiệp vì chúngsẽ ăn các loài sâu bọ hại cây trồng. Loại kiến này chủ yếu sống ở các ruộnglúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Nhất là vào mùamưa với khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển, dân số kiến ba khoangbùng phát.
Chúng rất ưa ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào theo ánh đèn, đậu vàoquần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn…nếu cửa nhà mở.
Độc tố trong kiến ba khoang rấtmạnh. Nếu người tiếp xúc với chất gây độc của kiến ba khoang qua tuần hoàn khôngđược điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng. Nhưng loài côn trùng này không cắn hoặc chích mà chỉ vô tình người bị tiếp xúc hay cọvào chúng.
Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng da,viêm da) nếu chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động, bị chà xát haybị giết, chúng giải phóng dịch lỏng coelomic có chứa paederin - một hóa chấtgây phồng rộp da rất mạnh.
Cơ chế gây viêm nhiễm do chất độc từ kiến ba khoang?
Việc phóng độc tố paederin chỉxuất hiện ở những con kiến ba khoang cái và phụ thuộc vào dạng mầm bệnh nhấtđịnh, như loài endosymbiont (loài vi khuẩn Pseudomonas), có trong kiến bakhoang.
Paederin gây phồng rộp rất mạnh và gây ra phản ứng viêm da khoảng 12-24 giờsau khi tiếp xúc. Các phản ứng khác nhau được nhìn thấy trên da tùy thuộc vào hàmlượng độc tố, thời gian tiếp xúc và đặc điểm da của từng người.
Các dấu hiệu trên da sau khi bị tiếp xúc kiến ba khoang
ThS. BS Tạ Quốc Hưng cho biết, vị trí tổn thương ban đầu thườnggặp hơn ở những vùng da hở. Trường hợp tiếp xúc nhẹ, có thể xuất hiện một banđỏ nhỏ trong một vài ngày. Ban đỏ có hình thù tùy thuộc theo hình dạng mà da bịtiếp xúc độc chất, có thể hình đám, hạt, mảng, vệt…
Với các trường hợp tiếp xúcvừa, ban đỏ tiến triển thành mụn nước, mụn mủ hoặc bọng nước trong vài ngày. Saumột tuần là giai đoạn đóng vảy mịn-dính trên bề mặt thương tổn da sau khi mụnnước-mụn mủ khô.
Kế đến là giai đoạn vảy bong tróc, để lại các "vệt" da đỏ,tăng hoặc giảm sắc tố. Sau đó, các vết tích này biến mất dần và thường không đểsẹo.
Nhưng, trong trường hợp nghiêm trọng, ngoài việc xuất hiện các mảng phồngrộp rộng hơn, có thể có thêm các triệu chứng như sốt, đau rát thần kinh, đaukhớp và nôn…
Đặc biệt trong trường hợp tự tiếpxúc thứ phát, tức là vùng da lành khác bị tiếp xúc với vùng da bệnh đang cóchứa nồng độ độc chất cao, do các hoạt động vô tình trong sinh hoạt như chà xátvô thức trên da, gập khớp khi vận động…
Bên cạnh đó, nếu hành động tựtiếp xúc thứ phát vô tình chuyển paederin sang các khu vực da khác của cơ thể,chẳng hạn như bộ phận sinh dục ngoài hoặc mặt có thể tạo những mảng viêm da mới,và ảnh hưởng đáng kể chất lượng cuộc sống, thậm chí các bọng nước có thể lanrộng trên một diện tích lớn của cơ thể gây bội nhiễm, đau, rát và rất khó chịu,toàn thân có thể sốt, hạch vùng sưng đau, gây viêm kết mạc…
Viêm da tiếp xúckích ứng do kiến ba khoang thườngdiễn ra vào mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Loài kiến này thường hayxuất hiện vào buổi sáng. Dấu hiệu ban đầu là ngứa, rát bỏng, có khi đau.
Thờigian tiến triển của của viêm nhiễm kéo dài từ 1 đến 3 tuần, tùy thuộc vào lượngđộc tố paederin của côn trùng trên da.
Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiếnba khoang thường có các biểu hiện tương tự viêm da tiếp xúc kích ứng do thực vật, chỉ khác nhau ởhoàn cảnh bị tác động.
Có thể phân biệt viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang vớicác dạng viêm da tiếp xúc do hoá chất, viêm da tiếp xúc dị ứng, zona (giời leo),mụn rộp (nhiễm Herpes)… dựa vào việc thương tổn da xuất hiện nhanh sau cảm giácnóng rát, châm chích ở vùng da đó, có hình dạng "tùy tiện", trên bất kỳ vùng danào bị tiếp xúc.
Cách phòng tránh, điều trị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang
Theo ThS. BS. Tạ Quốc Hưng: Thông thường, tình trạng viêm da ởcác trường hợp nhẹ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, cần loại bỏ chất gây kích ứng bằngcách rửa nhẹ nhàng khu vực ảnh hưởng bằng xà phòng và nước. Vị trí phồng rộpnên được điều trị bằng cách ngâm nước sạch, sau đó là bôi một loại thuốc khángviêm mạnh.
Uống ciprofloxacin và bôi steroidgiúp thương tổn lành nhanh hơn trong trường hợp viêm da tiếp xúc kiến ba khoangmang vi khuẩn Pseudomonas. Điều trị toàn thân có thể dùng kháng histamin uống đểgiảm triệu chứng ngứa rát. Có thể dùng thuốc giảm đau, an thần và kháng sinhchống nhiễm trùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da Liễu.
Nên phòng bệnh bằng tránh tiếp xúcvới kiến ba khoang, tránh đập nát chúng mà dùng giấy gói lại rồi vứt đi. Vùngtiếp xúc ngay lập tức phải được rửa đi bằng xà phòng êm dịu da và nước. Quần áo,khẩu trang, khăn trải giường… đã bị tiếp xúc với kiến cần được giặt thật kỹ.
Tránh thu hút kiến bằng đèn sáng, nên đóng kín cửa sổ, cửa ra vào các phòng làmviệc và phòng ngủ vào ban đêm. Tốt nhất là tắt đèn, vừa tiết kiệm điện lạitránh xa kiến. Khi bị bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang nên đến cơ sở y tế để được bác sĩchẩn đoán và điều trị đúng hướng và kịp thời.