Đổ mồ hôi là một điều bình thường với hầu hết chúng ta. Tuy vậy, có những người đổ mồ hôi dù thời tiết không nóng, vậy đó là dấu hiệu cảnh báo của bệnh gì?
Đổ mồ hôi thì có bệnh gì?
Lượng đường trong máu thấp
Khi hạ đường huyết, bệnh nhân thường có các triệu chứng đổ mồ hôi lạnh. Một số người sẽ kèm hiện tượng run bàn tay . Lượng đường giảm đột ngột trong máu sẽ dẫn đến các kích thích và ảnh hưởng lớn đến tuyến thận.
Đổ mồ hôi có thể cảnh báo một số bệnh nguy hiểmTiểu đường
Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thường có 1 triệu chứng rất cơ bản là đổ mồ hôi bất thường. Nếu thường xuyên đổ mồ hôi bất thường, ăn nhiều đồ ăn và đi vệ sinh nhiều hơn, hãy đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu.
Cường giáp
Đối với bệnh nhân bị cường giáp, đổ mồ hôi là triệu chứng rất phổ biến. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có các triệu chứng khác như căng thẳng tinh thần, thường xuyên nổi nóng và giấc ngủ thì không ổn định.
Pheochromocytoma
Bệnh nhân bị Pheochromocytoma thường có triệu chứng đổ mồ hôi liên tục. Kèm theo đó là việc mặt đỏ gay gắt hoặc xanh xao, tăng huyết áp và nhức đầu.
Các trường hợp đổ mồ hôi bất thường thường gặp
Đổ mồ hôi tự phát
Có thể hiểu đổ mồ hôi tự phát không phải là vì thời tiết nắng nóng hay hoạt động thể thao. Nó xuất hiện khi cơ thể bị yếu. Bệnh nhân thường kèm với các triệu chứng mệt mỏi, lúc nhớ lúc quên. Người đổ mồ hôi tự phát thường mắc bệnh cường giáp.
Đổ mồ hôi ban đêm
Đổ mồ hôi ban đêm nhiều người còn gọi là đổ mồ hôi trộm. Điều này có nghĩa sau khi đã chìm vào giấc ngủ, cơ thể đổ rất nhiều mồ hôi nhưng khi tỉnh dậy thì việc này lại không diễn ra. Hầu hết các trường hợp này còn kèm theo triệu chứng khó chịu và mất ngủ.
Đổ mồ hôi lạnh
Trong trường hợp này, chân tay người bệnh sẽ bị lạnh, không hề có dấu hiệu sốt, đổ mồ hôi và không khát nước.