Án tử hình nghiêm khắc ở Nhật Bản
Đối với tử tù Masakatsu Nishikawa, cái chết đã mở ra một lối thoát khác. Nền nhà sạch bong, ánh đèn dễ chịu, tiếng kinh Phật trầm bổng, êm ái trong phòng. Ở đó cái chết diễn ra nhẹ nhàng mà không cần phải che giấu. Nishikawa ra đi rất nhanh chỉ trong vòng vài giây mà thôi, một cái chết cùng quy trình tiến hành cái chết ấy diễn ra trong bí mật. Ngay cả các phạm nhân khác cũng chỉ nghe loáng thoáng rằng vài giờ trước đó Nishikawa đã thầm lặng sang thế giới bên kia.
Kể từ năm 2010, Nhật Bản đã tiến hành 28 vụ hành quyết công dân của mình. Hiện đang còn 122 tử tội đang chờ đến ngày được lên thiên đàng. Họ bị giam trong các phòng riêng biệt và hết sức kiên cố, họ cũng được cho phép tập thể dục rèn luyện sức khỏe khoảng 2 lần mỗi tuần. Có rất ít thông tin từ chốn lao tù lọt ra bên ngoài, ngoài những chuyến thăm nuôi của thân nhân tử tù được giữ kín trong vòng bí mật. Phần đông các tử tù đợi chờ ít nhất 5 năm để được sang thế giới bên kia - như tử tù đã quá cố Nishikawa - hoặc chờ dài cổ tới hàng chục năm mà vẫn không biết khi nào thì mình được gọi tên. Một báo cáo được công bố hồi năm 2008, nói rằng vì chờ đợi trong trạng thái hoảng loạn nên phần lớn tử tù rơi vào trạng thái tâm thần bấn loạn, điên cuồng, và từ đây đã làm lộ đòn trừng phạt “tàn khốc và hạ nhục” tù nhân. Cũng có những lời chỉ trích bởi Ủy ban chống tra tấn (CAT) của Liên Hiệp Quốc, trong đó CAT nhấn mạnh đến tính bí mật của hệ thống tử hình, cũng như những căng thẳng tâm lý đè nặng lên vai tử tội và gia đình của họ.
Phòng hành quyết ở Tokyo |
Nghi lễ tử hình thần bí
Nhà tù là một địa điểm đặc biệt cho một quốc gia như Nhật Bản. Chỉ có một thành viên duy nhất của khối cường quốc G8 vẫn còn giữ nguyên bản án tử hình là Mỹ. Mặc dù vậy, bản án tử hình vẫn được ủng hộ rộng rãi bởi dân chúng Nhật Bản – họ không chấp nhận cho án tù chung thân – các Thẩm phán Nhật đang tỏ ra hết sức lúng túng giữa án tù và án tử hình dành cho những tên sát nhân giết người hàng loạt. Năm 2010, giới chức Nhật Bản đã thực hiện một bước đi không bình thường là cho phép cánh nhà báo được tiếp cận nhà tù Tokyo. Những bức ảnh đã cho công luận thấy rõ một số nhà tù, các tấm thảm dày, sàn nhà lót gỗ tùng và ánh đèn dịu khiến cho người ta cảm tưởng như ở trong trung tâm hội nghị của một khách sạn. Không chỉ có các móc trên tường nhà mà các tử tội còn bị xích hoặc có một cái cửa bẫy được thiết kế ngay giữa phòng hành quyết.
Những hàng màu đỏ được đánh dấu nơi các tử tội sẽ đứng cùng với cái móc được gắn quanh cổ của họ. Cơ chế thi hành việc “giết” người được kích hoạt bởi một trong 3 cái nút đẩy được thiết kế trên tường của một căn phòng gần đó, cả 3 cái nút này sẽ được ấn cùng một lúc bởi 3 giám thị nhà tù. Cũng như không một ai trong số giám thị nhà tù biết được mình sẽ ấn cái “Nút tử thần” nào. Nghi thức này cũng tương tự như phương pháp đã được sử dụng khi bản án tử hình được thi hành bởi đội bắn – ít nhất sẽ có 1 viên đạn rỗng thay vì là viên đạn ân huệ. Người lính bắn đi “viên đạn ân huệ” cũng không rõ là ai. Chi tiết về việc xử giảo kiểu này đã xuất hiện trong một bài báo của nhà báo Mỹ-Charles Lane khi ông viết: “Khi nhấn vào một cái nút, lập tức cửa bẫy sẽ mở ra ngay bên dưới chân tử tội, và tử tội sẽ rơi thẳng xuống một cái lỗ vuông xuống sàn nhà bằng gỗ tùng hoặc xuống thảm trải sàn. Cái móc gắn quanh cổ tử tội sẽ làm cho họ không sao nhúc nhích được. Khi mở cái cửa bẩy ra, cơ thể tử tội sẽ sụp qua cái lỗ vuông và treo lơ lửng người giữa tầng trên và tầng dưới, sau đó sẽ có một bác sĩ đến để kiểm tra tử tội đã chết hay chưa. Tầng dưới là một căn phòng bê tông, trông khá ảm đạm. Còn có một cái cống được thiết kế ngay giữa sàn nhà”.
Hồi năm 2013, ông Masahiko Fujita, trạc 66 tuổi – vào thập niên 1970, ông đã kinh qua nghề “đao phủ” – làm viên chức cao cấp tại Nhà tù Osaka, nhớ lại khuôn mặt của một trong những tử tội đã bị hành quyết, lưu ý rằng khuôn mặt người này khá nhợt nhạt nhưng dáng vẻ lại bình thản đến ngạc nhiên. Theo ông Fujita, một khi tử tội được xác định là đã chết khi bác sĩ khám nghiệm xong thì sợi dây thừng trên xác chết sẽ được nới lỏng, kế đó xác chết được đặt vào quan tài. Ông Fujita cho rằng sợi dây thừng nếu buộc chặt ở một bên cổ thì khi xác rơi từ sàn tầng trên xuống sàn tầng dưới thì vẫn ở trong tư thế như đang cúi chào những người chứng kiến. Tay, chân của tử tội được buộc lại để tránh làm cho họ bị gãy xương khi xác rơi xuống sàn dưới, ông Fujita nhấn mạnh. Còn có một cửa sổ bí mật nơi mà giới chức nhà tù có thể nhìn xem buổi xử giảo tử tội, cũng như luật Nhật Bản thỉnh thoảng cũng sẽ yêu cầu các công tố viên đứng ra làm chứng, quan sát thời khắc xử tử của các tử tội.
Quay trở lại văn phòng sau khi tận mắt chứng kiến buổi xử tử, các công tố viên có thể nhìn thấy trên sàn nhà được rắc nhiều muối, đây là một loại bùa thiêng, có chức năng tiêu trừ ma quỷ, trục xuất hồn ma ra khỏi thân thể người sống. Ngày 13/7/2017 vừa qua, tử tội Masakatsu Nishikawa thức dậy trong buồng giam ở Trung tâm giam giữ Osaka và được nói rằng thời gian “lên đường” đã đến. Tại Hiroshima, thân nhân của ông là Sumida, 34 tuổi, cũng hay tin. Đó là khoảng thời gian để Nishikawa dùng bữa ăn cuối cùng, nhưng không được nói lời chào tạm biệt cho gia đình ở thế giới bên ngoài. Trên lối đi đến phòng hành quyết là một bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát (Kannon). Theo truyền thuyết Nhật Bản, vị Bồ Tát này từng là một cô gái và đã nhận án tử vì tội đã cự tuyệt việc lấy chồng – người mà do cha mẹ sắp đặt sẵn – nhưng lạ thay thanh kiếm của viên đao phủ bị gãy làm đôi trước khi nó kịp chạm đến người Bồ Tát. Bức tượng Bồ Tát là khuôn mặt cuối cùng mà các tử tù có thể nhìn thấy. Họ bị bịt mắt đi đến căn phòng nơi có “đao phủ” đang cầm cái móc chờ đợi sẵn.