Các chuyên gia khuyến cáo, đối với người khỏe mạnh ăn mỗi ngày là nửa cốc, tương đương với một bắp ngô bình thường, quy ra riêng hạt ngô là khoảng 100g.
Thời điểm tốt nhất trong ngày nên ăn ngô là vào bữa sáng, vì lúc này nồng độ acid trong dạ dày tương đối cao, lượng cellulose có trong ngô có tác dụng kích hoạt đường tiêu hóa hoạt động.
Ngoài ra, ngô rất giàu carbohydrate phức hợp, nên cung cấp năng lượng đảm bảo cho cơ thể duy trì hoạt động tốt.
Những người không nên ăn ngô
Bệnh nhân tiểu đường
Ngô chứa hàm lượng tinh bột cao, carbohydrate trong ngô có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu, do đó không tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Nói như vậy không có nghĩa là bệnh nhân tiểu đường bị cấm ăn ngô mà nên hạn chế. Nếu ăn thì bạn cần kết hợp với thực phẩm chứa protein hoặc chất béo.
Người tiêu hóa kém
Những người có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn ngô, vì ngô là loại hạt thô, sau khi ăn sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, thậm chí có khi còn gây viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa.
Những người bị xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản cũng không được ăn ngô.
Thanh thiếu niên đang ở tuổi dậy thì
Lương thực thô không những cản trở sự hấp thụ cholesterol và chuyển đổi nó thành hormone, mà còn gây trở ngại cho việc hấp thu và sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng.
Hoạt động thể lực nặng
Giá trị dinh dưỡng của lương thực thô thấp, ít năng lượng, không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho những người lao động thể lực nặng.
Những thứ không nên ăn cùng ngô
Ngô và ốc
Ốc có tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, hàm lượng vitamin A cao, ngô cũng chứa nhiều vitamin A, ăn hai thứ này với nhau có thể bị thừa vitamin A và ngộ độc.
Ăn ngô và hàu
Ngô giàu lysine, lignin và glutathione, nếu ăn hàu chứa nhiều kẽm sẽ cản trở cơ thể hấp thụ và sử dụng kẽm.
Ngô và ốc xà cừ
2 loại này tương khắc với nhau, không thể ăn chung với nhau, thậm chí ăn cùng nhau sẽ gây cảm giác khó chịu.
Nên luộc ngô với baking soda thì ngô sẽ dễ nấu hơn và có thể làm tăng mùi vị của ngô, khiến ngô ngon hơn.
Tác hại khi ăn nhiều ngô
Làm bệnh tiểu đường nặng thêm
Ăn nhiều ngô khiến lượng đường trong máu tăng cao, nguyên nhân là bắp chứa hàm lượng carbohydrate cao, dẫn đến sự gia tăng lượng đường trong máu.
Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn thực phẩm này.
Gây đầy hơi
Ngô chứa lượng lớn tinh bột, khi ăn quá nhiều sẽ sản sinh ra nhiều khí trong ruột. Do đó ăn nhiều ngô có thể khiến bạn bị đầy bụng, đầy hơi.
Dị ứng
Một số người có thể bị dị ứng sau khi ăn ngô như phát ban, nôn mửa. Nhiều người còn bị hen, sốc phản vệ sau khi ăn ngô.
Do đó, nếu ăn ngô mà thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dị ứng, bạn cần ngừng lại ngay và đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Gây sâu răng
Ngô chứa lượng lớn đường nên có thể gây sâu răng ở một số người. Tuy nhiên, điều này không phổ biến.
Gây bệnh nứt da
Bạn dễ bị nứt da ở tay chân, thậm chí khắp người. Nguyên nhân là ngô thiếu các acid amin như lysine, tryptophan và niacin - giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nứt da.