7 lí do để bố mẹ luôn nhớ “dù điên tiết cũng không được đánh con“

Trong cuộc tranh cãi về việc sử dụng vũ lực với trẻ em, thật khó để khẳng định bên nào đúng, bên nào sai. Các nhà tâm lí học đã đưa ra 7 lí do mà các bậc phụ huynh nên cân nhắc...

7 lí do để bố mẹ luôn nhớ “dù điên tiết cũng không được đánh con“

Nhà tâm lí học về giáo dục Lynne Fry đưa ra một cái nhìn khách quan về việc dạy dỗ con cái đi kèm với những hình phạt về thể xác.

Các hình phạt liên quan tới thân thể thường là một hành động mang thiên hướng cảm xúc, và là kết quả của những sự việc đã từng trải qua trong quá khứ. Nếu chúng ta không tự vấn bản thân, thì hầu hết mọi người đều đã nghe thấy ai đó nói: “Chà, tôi thường bị đánh đòn khi cư xử không đúng.” Liệu chúng ta có quyền để đánh các con của mình hay không ? Đó vẫn là chủ đề nóng hổi đang được tranh luận. Và những tác động để lại sau những hình phạt ấy lại là một câu chuyện khác.

Một nhà tâm lí học nghiên cứu về sự giáo dục với khoảng thời gian hơn 30 năm, Lynne Fry đã và đang làm công việc tư vấn cho những bậc cha mẹ về những vấn đề khó khăn trong việc quản lí hành động, cư xử của bản thân, và đã giúp họ vượt qua rất nhiều hoàn cảnh. Trong cuộc phỏng vấn với tòa báo Mirror Online về việc xác định vấn đề của ‘Hình phạt’ và ‘Đánh đập’, Lynne đã giải thích tại sao chúng ta nên cân nhắc trước khi ra tay với con mình.

7 li do de bo me luon nho

Nhiều bậc phụ huynh đã hối hận khi đánh con mình, nhưng dường như điều này ngày càng trở nên phổ biến hơn. (hình minh họa)

1. Những mối đe dọa của sự trừng phạt - bao gồm vũ lực - không bao giờ hiệu quả.

“Chuyện này không hề có tác động, hay tác dụng nào. - đặc biệt là khi cha mẹ không làm theo những gì mình đã hứa.”

“Bọn trẻ sẽ không cảm thấy e sợ trước những lời dọa nạt hay van xin bởi chúng đã nghe quá nhiều lần.”

Không hề phản đối việc sử dụng các hình phạt, Lynne gợi ý rằng hãy làm thành một trình tự cùng với sự trừng phạt, và có một kế hoạch gồm 3 bước: cảnh cáo nhẹ, cảnh cáo nghiêm túc hơn, sau đó thể hiện sự giận dữ - kế tiếp có thể sử dụng hình phạt.

2. Việc gây phiền nhiễu là dấu hiệu của việc muốn gây chú ý.

Bởi thông qua kinh nghiệm và các tình huống khác nhau trong công việc, Lynne không hề chỉ trích những bậc phụ huynh vừa đánh con vừa nói rằng: “Điều đó không phải là không thể bù đắp cho trẻ nhỏ - bởi nó có thể được cân bằng bởi tình thương và sự quan tâm.”

“Nhưng hầu hết những sự phiền nhiễu diễn ra để thu hút sự chú ý. Và khi bạn đánh con của mình, điều đó có nghĩa chúng đang thu hút được 100% sự quan tâm tới quá độ của cha mẹ.”

7 li do de bo me luon nho

(hình minh họa)

3. Đó có thể là dấu hiệu của một nỗi buồn.

Cô thừa nhận rằng cô đã phải dùng đến phương pháp bạo lực khi tặng con trai cô một cú tát - điều mà cô luôn hối hận - Lynne giải thích: “Tôi đã xử lí dựa vào cảm xúc quá nhiều.”

“Lấy ví dụ, nếu con bạn đang chửi thề, bạn cần phải suy nghĩ tất cả mọi thứ rõ ràng, và tự tạo ra hai hướng tiếp cận riêng biệt rồi quyết định bạn sẽ thưởng thế nào đối với những hành vi cư xử đúng mực trong khi sẽ xử trí thế nào với những hành vi xấu.”

4. Sử dụng bạo lực không bao giờ có thể khiến mối quan hệ trở nên tốt đẹp.

“Nếu việc dùng vũ lực đã trở nên quá bình thường, điều đó có thể để lại tổn thương và thúc đẩy sự trả thù khi đứa trẻ lớn lên.”

7 li do de bo me luon nho

(hình minh họa)

5. Mất kiểm soát.

Lynne gợi ý: “Nhưng nếu bạn có một kế hoạch, bạn sẽ không bao giờ bị cảm xúc chi phối. Các bậc phụ huỳnh thường tới chỗ tôi với muộn phiền, và chúng tôi cùng nhau xây dựng các phương án để đối phó với những phản ứng của trẻ.”

6. Thật khó để nhận thức điều gì là đúng.

Mặc dù sử dụng các biện pháp bạo lực với con trẻ đã bị cấm tại New Zealand từ năm 2009, nhưng theo cô việc đó vẫn phổ biến tại văn hóa phương tây.

Giải thích cho việc này, Lynne nói: “Chúng tôi sử dụng vũ lực bởi sự bực bội, không thể kiểm soát được cơn giận đột ngột và bởi chúng tôi không biết phải làm gì khác.”

“Tôi đã từng gặp rất nhiều các cha mẹ đã đánh con, nhưng không hề muốn như vậy.

7. Những chỉ dẫn của bạn có thực sự rõ ràng ?

Trẻ con thường bối rối bởi những luồng hướng dẫn mà chúng nhận được từ cha mẹ hàng ngày.

Lynne giải thích: “Phụ huynh thường không đưa ra những chỉ dẫn cụ thể. Ví dụ, nếu bạn nói: ‘Con không nghĩ rằng đã tới lúc đi ngủ rồi sao ?’ Con bạn sẽ trả lời ‘Không’. Hoặc nếu có gì đó vương vãi trong bếp, bạn nói “Mẹ không nghĩ sẽ là một ý kiến tốt để đi tới đằng kia và làm bẩn nó.’ ”

7 li do de bo me luon nho

(Hình minh họa)

Làm thế nào để đối mặt với hành vi ứng xử xấu của con một cách tốt nhất ?

Lynne là một người ủng hộ của cuốn sách 1-2-3 Magic - cuốn sách giúp đỡ việc làm cha mẹ với việc đưa ra một kế hoạch gồm ba bước. Cô cũng khuyên rằng hãy hạn chế đuổi bọn trẻ ra chỗ khác, và duy trì sự giao tiếp thông qua ánh mắt - khiến chúng nhận thức được những điều đang nói.

“Nói nhẹ nhàng, chỉ cho chúng thấy cư xử của chúng là không thể chấp nhận và sau đây là những gì mà bạn sẽ làm với chúng.” Trích dẫn từ một nghiên cứu tiến hành tại Australia, Lynne nói thêm: “Những đứa trẻ lớn lên trở thành những người khéo thích nghi đã từng được nuôi nấng thích hợp, kĩ lưỡng và công bằng.”

Theo Eva

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ