7 cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả phòng chống cảm lạnh mùa đông

GD&TĐ - Dưới đây sẽ là một số phương pháp tự nhiên giúp điều trị cảm lạnh do thời tiết lạnh giá vào mùa đông một cách tuyệt vời, từ đó giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cái lạnh mùa đông đã đến và bạn không thể tránh khỏi những cơn hắt hơi, sụt sịt và ho. Khi tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chảy nước mũi, ngứa họng,  cảm lạnh và cúm.

Dưới đây sẽ là một số phương pháp tự nhiên giúp điều trị cảm lạnh do thời tiết lạnh giá vào mùa đông một cách tuyệt vời, từ đó giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng:

- Một ly sữa đun sôi với nghệ và một vài tép tỏi sẽ mang lại hiệu quả giảm đau.

- 2 thìa mật ong với một ít hạt tiêu giúp làm long đờm. Nó có thể được thực hiện vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Nhưng bạn nhớ không được ăn uống gì sau khi dùng phương pháp này vào buổi tối.

- Chỉ cần nhai một vài lá húng quế hoặc ngâm nó trong một cốc nước ấm và uống sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng do cảm lạnh gây ra.

- Trà ấm làm dịu cơn ho.

- Một ít nước ép chiết xuất từ gừng và trộn với một thìa mật ong giúp chống lại cảm lạnh và ho.

- Sử dụng gừng khô cũng là một phương thuốc tốt giúp điều trị cảm lạnh, cảm cúm, đau họng và nghẹt mũi.

- Một trong những cách chữa cảm lạnh thông thường tự nhiên là Pepper rasam (súp), một công thức truyền thống từ Tamilnadu, Ấn Độ, được sử dụng từ lâu đời để chữa cảm lạnh. Các gia vị trong súp giúp giảm bớt cái lạnh mùa đông.

Ngoài ra, người xưa thường nói rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây sẽ là một số phương pháp phòng chống cảm lạnh vào mùa đông:

- Nhét bông vào tai nếu bạn ở ngoài trời để tránh cảm giác ớn lạnh xâm nhập vào tai, gây lạnh cho cơ thể. Quấn đầu bằng khăn len và bảo vệ cổ họng bằng khăn ấm nếu bạn đang ở ngoài trời vào buổi tối, khi đi mua sắm hoặc đi dạo.

- Sử dụng nước ấm khi rửa mặt hoặc tắm.

- Dùng nước muối súc miệng thường xuyên để giảm ngứa cổ họng.

- Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với mắt, mũi và miệng.

- Tránh tiếp xúc gần với những người đang mắc cảm cúm.

- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ các chất dinh dưỡng để duy trì khả năng miễn dịch của bạn. Cùng với đó, bạn nên kết hợp tập thể dục ở mức độ vừa phải như đi bộ nhẹ nhàng, đi xe đạp… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại các virus gây bệnh cảm lạnh và cảm cúm.

- Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là ở nhà nếu bạn bị ốm, vì khi ốm cơ thể cần được nghỉ ngơi đầy đủ và quan trọng hơn cả là không để truyền bệnh của bạn cho người khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.