5 vũ khí nguy hiểm nhất Chiến tranh Lạnh

Súng trường tiến công AK-47 phổ dụng khắp thế giới hay máy bay chủ lực F-4 của NATO là hai trong những vũ khí nguy hiểm nhất thời Chiến tranh Lạnh.

5 vũ khí nguy hiểm nhất Chiến tranh Lạnh

Tàu ngầm USS George Washington

a
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược USS Goerge Washington trong một nhiệm vụ trên biển. Ảnh: Wikipedia

Chiến tranh Lạnh là một trong những giai đoạn nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại. Sự khác biệt về tư tưởng, quân số và vũ khí hạt nhân giữa 2 siêu cường Liên Xô và Mỹ khiến nhân loại luôn đối mặt với hiểm họa. Đối với những người sống trong giai đoạn này, họ luôn có sự sợ hãi rằng, chiến tranh giữa Liên Xô và phương Tây có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Nỗi lo sợ đó đã dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang nhằm nắm lợi thế trong cuộc xung đột nếu nổ ra. Kết quả của cuộc đua là rất nhiều vũ khí được phát triển cùng lúc, từ phương tiện chiến đấu cá nhân đến vũ khí chiến lược.

Theo National Interest, tốc độ phát triển vũ khí nguyên tử giai đoạn này khá ngoạn mục. Điển hình là USS George Washington (SSBN-598), tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên của Mỹ, được đóng mới 12 năm sau vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Nó được thiết kế với vai trò tàu ngầm tấn công hạt nhân với vũ khí chủ lực là 16 tên lửa đạn đạo UGM-27A Polaris.

Tên lửa có tầm bắn 2.200 km tạo ra bước nhảy vọt về khả năng tấn công hạt nhân tầm xa bên cạnh máy bay ném bom B-29. Người Mỹ đã đạt được tiến bộ trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân W-47 để phù hợp với kích thước tên lửa. Đầu đạn có đương lượng nổ 600 kiloton. Trong khi đó, vũ khí nguyên tử ném xuống Nhật Bản có trọng lượng 4.399 kg và chỉ có thể trang bị cho máy bay ném bom chiến lược, nhưng đương lượng nổ chỉ có 15 kiloton.

Súng trường tiến công AK-47

a
Trải qua gần 70 năm sử dụng, AK-47 vẫn là súng trường tiến công hiệu quả nhất thế giới. Ảnh: Citifmonline

Avtomat Kalashnikova, mẫu 1947 hay AK-47 là loại súng trường tiến công phổ dụng nhất thế giới. Nó có trọng lượng vừa phải, bền, dễ chế tạo và sử dụng. AK-47 có mặt trong tất cả các cuộc xung đột trong suốt những năm Chiến tranh Lạnh cho đến tận hôm nay.

Súng sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên cỡ nòng 7,62x39 mm mang lại ưu thế hỏa lực vượt trội so với M16 của Mỹ. Khoảng 75 triệu khẩu AK-47 được sản xuất ở Liên Xô và các nước khác. Ngày nay, nó vẫn là vũ khí bộ binh chủ lực cho quân đội nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, AK-47 cũng là vũ khí ưa thích của các tổ chức khủng bố khiến hình ảnh của nó trở nên không thân thiện.

Máy bay chiến thuật F-4 Phantom

a
F-4 là chiến đấu cơ chủ lực của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Dma

F-4 là một ví dụ điển hình về sự phát triển vượt bậc của công nghệ hàng không sau Thế chiến II. Phantom có thể mang tải trọng vũ khí 8,1 tấn gần tương đương với máy bay ném bom B-29. Nó là sản phẩm của tập đoàn McDonnell Aircraft (nay thuộc Boeing).

Những năm Chiến tranh Lạnh, F-4 là máy bay chủ lực của không quân, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ. Bên cạnh đó, nó còn được xuất khẩu cho các đồng minh Đức, Nhật Bản, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ, khiến máy bay này thành chiến đấu cơ phổ biến nhất khối NATO.

Phantom có khả năng cơ động cao, đảm đương nhiều nhiệm vụ từ trinh sát, chiếm ưu thế trên không, áp chế phòng không và ném bom chiến thuật. F-4 từng tham chiến ở chiến trường Việt Nam, chiến tranh Iraq – Kuwait, chiến tranh Yom Kippur 1973 và nhiều cuộc xung đột khác.

Ngày nay, F-4 đã ngưng hoạt động trong biên chế Không quân Mỹ nhưng vẫn phục vụ trong quân đội Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Súng trường tiến công FN FAL

a
Súng trường FN FAL trong biên chế quân đội Brasil. Ảnh: Specialoperations

Mẫu súng này là súng trường cá nhân tiêu chuẩn cho nhiều quân đội trong khối NATO những năm Chiến tranh Lạnh. Nó là sản phẩm của tập đoàn Fabrique Nationale, Bỉ.

FN FAL sử dụng hộp tiếp đạn 7,61x51 mm, cơ số 20 viên cho phép duy trì hỏa lực trong thời gian dài. Vì dùng loại đạn lớn và trọng lượng nặng nên nó phù hợp với vai trò súng trường chiến đấu hơn súng trường tiến công. Súng trường này được sử dụng trong một số cuộc xung đột, đặc biệt là trận chiến đảo Falklands giữa Anh và Argentina.

Ngày nay, phần lớn các nước phương Tây đã ngưng sử dụng FN FAL, nhưng nó vẫn còn hoạt động trong một số quốc gia. Với hỏa lực mạnh, độ bền cao, tầm bắn xa, FN FAL vẫn là một vũ khí nguy hiểm.

Xe tăng Chieftain

a
Chieftain, xe tăng đầu tiên sử dụng pháo chính 120 mm. Ảnh: Wikipedia

Chieftain là một trong những xe tăng mạnh nhất thời Chiến tranh Lạnh do Anh sản xuất. Xe tăng này được đưa vào sử dụng từ năm 1966, ở thời điểm đó, nó là xe tăng có vũ khí mạnh nhất. Chieftain được phát triển mở rộng từ dự án Centurion.

Người ta trang bị cho xe giáp chắc chắn hơn và động cơ cải tiến giúp nâng cao khả năng cơ động trên chiến trường. Vũ khí chủ lực của Chieftain là pháo chính L11A5 120 mm, trong khi xe tăng M60 của Mỹ sử dụng pháo chính 105 mm hay T-62 của Liên Xô dùng pháo 115 mm. Ưu thế về hỏa lực chính là điểm mạnh của Chieftain so với các xe tăng cùng thời.

Theo Zing News

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.