Làm tấm gương tốt cho con
Trẻ luôn học tập và bắt chước những thói quen của người lớn. Hãy tận dụng điều đó và làm một tấm gương cho con học theo. Nếu muốn dạy con tiết kiệm tiền, bạn cũng nên tiết kiệm và cho con thấy bạn chi tiêu tiết kiệm như thế nào. Từ đó, tính tiết kiệm sẽ dần hình thành trong bé.
Ảnh minh họa
Cho con tiền tiêu vặt
Nếu không có cơ hội tiêu tiền, trẻ sẽ không học được cách quản lý tiền và rộng hơn nữa là tài chính cá nhân về sau. Cho con tiền tiêu vặt dạy con có trách nhiệm hơn với đồng tiền. Một ý kiến không tồi là bạn có thể để con dùng số tiền đó trả một phần hóa đơn tiền điện hàng tháng, khoảng 1% chẳng hạn. Khi phải trả tiền điện, trẻ cũng sẽ có ý thức hơn trong việc dùng điện.
Bài học về nhu cầu: muốn và cần
Dạy trẻ sự khác nhau giữa hai khái niệm trên là điều rất quan trọng. Con bạn muốn mua một chiếc váy hàng hiệu hay một chiếc xe thật đắt tiền nhưng trên thực tế, điều chúng cần chỉ là một bộ đồ để mặc hay một phương tiện để tới lớp.
Việc sớm tiếp xúc với tiền mà không có sự kiểm soát chặt từ cha mẹ sẽ dễ làm hư trẻ. Hãy để ý tới những đòi hỏi của con và xem đó là điều con cần hay điều con muốn. Nếu trẻ đòi tăng tiền tiêu vặt hoặc đòi mua những vật phẩm không cần thiết, hãy từ từ giải thích với con rằng việc mua một chiếc máy tính bảng lúc này không thật cần thiết bằng việc mua một chiếc máy giặt mới phục vụ cho cả gia đình.
Tận dụng đồ cũ
Với một chút sáng tạo, bạn cùng con có thể tận dụng những thứ như quần áo cũ, vải vóc, giấy báo… để trang trí ngôi nhà hay làm đẹp thêm góc học tập của con. Tận dụng và tái chế những món đồ đã qua sử dụng vừa dạy trẻ những cách sáng tạo bất ngờ, đồng thời dạy con biết trân trọng đồ đạc của mình.
Tạo cho trẻ thói quen viết nhật ký chi tiêu
Hãy tạo cho con mình thói quen ghi lại các khoản chi tiêu vào một cuốn sổ và thường xuyên để mắt tới nó. Điều này khiến trẻ có cảm giác luôn bị cha mẹ giám sát với từng hoạt động chi tiêu, từ đó trẻ sẽ tiêu tiền một cách hợp lý hơn.