Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến, gây phiền toái không nhỏ cho người bệnh. Thói quen ăn uống và sinh hoạt không đúng cách của mỗi người bệnh không chỉ khiến bệnh lâu khỏi mà còn ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Ghi nhớ và duy trì 4 điều "kiêng kị" đặc biệt dưới đây có thể giúp bạn làm giảm các triệu chứng đau, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
1. Không uống nước ngọt có gas khi ăn
Nước ngọt chứa thành phần carbon dioxide, khi uống có tác dụng giải nhiệt tức thì nên nhiều người rất thích uống. Nhưng nếu bạn bị bệnh về dạ dày, thì việc uống nước ngọt trong bữa ăn lại gây hại nhiều hơn lợi.
Khi uống nước ngọt, soda, là một dạng axit pha loãng, gây ra những bất lợi cho hệ tiêu hóa. Carbon dioxide trong soda hay nước ngọt có gas gây kích thích niêm mạc, giảm tiết acid dạ dày, ảnh hưởng đến sự hình thành sản xuất pepsin, làm suy yếu chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Ngoài ra, nước ngọt còn chứa natri bicarbonate, có thể trung hòa axit trong dạ dày, làm giảm nồng độ axit dạ dày, làm cho khả năng tiêu hóa suy yếu.
Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nếu uống nước ngọt trong bữa ăn, sẽ cảm thấy khó chịu và đau bụng, đầy hơi, ợ hơi nhiều và các triệu chứng bất thường khác.
2. Không ăn nhiều ớt cay
Theo một kết quả khảo sát tại Trung Quốc với 200 người khỏe mạnh tham gia nội soi dạ dày để điều tra về thói quen ăn uống. Trong số này, có 126 người ăn ớt, 73 người không ăn ớt, kết quả cho thấy những người ăn ớt có tỉ lệ bị viêm dạ dày cao hơn đáng kể so với người không ăn ớt.
Đặc biệt là những người không ăn ớt có tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày mức độ nhẹ thấp hơn đáng kể. Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính, tốt nhất là không nên ăn ớt.
3. Không ăn lạc, đặc biệt là lạc còn sống
Lạc (đậu phộng) là món ăn bổ dưỡng cho cơ thể, thậm chí còn được giới Đông y gọi với mỹ từ là "hạt trường sinh" hay hạt trường thọ.
Nhưng đối với những bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính, lạc lại là món ăn "khắc tinh" không nên có trên bàn ăn. Đặc biệt là nếu ăn phải lạc sống có thể khiến người bị viêm dạ dày rơi vào tình trạng khó tiêu nặng.
Lạc chứa chất béo và protein, nếu không được nấu chín với nhiệt độ cao, các enzym trong lạc sẽ không phát huy được tác dụng, đó là lý do gây ra chứng khó tiêu.
4. Không hút thuốc lá
Một cuộc khảo sát vừa được tiến hành với bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính cho thấy, những người không hút thuốc có tỉ lệ tái phát bệnh 38,3%, trong khi những người hút thuốc có tỷ lệ tái phát cao tới 61,7%.
Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính được bác sĩ khuyên rằng, hãy nên bỏ hút thuốc lá, hoặc hạn chế ở mức tối đa, để tạo điều kiện thuận lợi trong trong việc chữa trị sớm.
Nên ăn một lượng sữa chua phù hợp
Một trong những triệu chứng phổ biến của viêm dạ dày mạn tính là đầy hơi, tiêu chảy.
Sữa chua được lên men trong quá trình chế biến, không chỉ duy trì các chất dinh dưỡng ban đầu, mà còn giàu axit lactic, axit lactase và acid lactic, rất phù hợp với người bị viêm dạ dày.
Một số bệnh nhân sau khi uống thuốc không thấy hiệu quả rõ ràng, nhưng ăn sữa chua vào lại có cảm giác hết đầy hơi nhanh chóng. Hễ ngưng ăn sữa chua là triệu chứng đầy hơi tiêu chảy lại xuất hiện trở lại.
Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên duy trì thói quen ăn sữa chua.