30 năm sau cuộc gặp gỡ cấp cao Mỹ - Liên Xô (1990 - 2020): Vén màn bí mật

GD&TĐ - Tài liệu mật liên quan đến Liên Xô - Mỹ, ghi lại chi tiết các cuộc thảo luận giữa Tổng thống Gorbachev và Tổng thống George H.W. Bush về các chủ đề: Nước Đức thống nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế của Moscow…

Phiên họp ngoài trời tại Trại David.
Phiên họp ngoài trời tại Trại David.

Vị thế của ông Gorbachev

Theo những tài liệu liên quan đến Mỹ và Liên Xô đã được giải mật và được Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ công bố, cách đây 30 năm (1990), tại Trại David, Hoa Kỳ đã diễn ra cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Tổng thống Mỹ George H.W. Bush và Tổng thống Mikhail Gorbachev.

Hai bên đã tiến hành các cuộc thảo luận căng thẳng kéo dài trong 3 ngày về tương lai của châu Âu, việc thống nhất nước Đức, cuộc khủng hoảng kinh tế tại Liên Xô và sự căng thẳng giữa Moscow và các nước cộng hòa vùng Baltic đang muốn tách ra khỏi Liên bang Xô Viết.

Trong cuốn The Last Superpower Summits (tạm dịch: Những cuộc gặp Thượng đỉnh Cuối cùng giữa các Siêu cường), xuất bản năm 2020, bìa cứng với 2 tập đã bổ sung thêm các chi tiết hấp dẫn, nói lên tính chất vô cùng quan trọng của tài liệu mới được giải mật.

Những bằng chứng mới được công bố nằm ở chương 7, từ trang 571-703. Trước đó, cuốn sách này được Nhà xuất bản Đại học Trung Âu (CEU) phát hành năm 2016. Ngoài ra, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Liên Xô năm 1990 đã được chọn ra các phần chính và biên soạn thành một cuốn sách điện tử sau đó đã được Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ công bố nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập cơ  quan này. 

Những chi tiết mật trong đó bao gồm: 

Đệ nhất Phu nhân Tổng thống Bush Barbara Bush mời cafe Phu nhân Tổng thống Gorbachev Raisa Gorbachev bên trong Nhà Trắng.
Đệ nhất Phu nhân Tổng thống Bush Barbara Bush mời cafe Phu nhân Tổng thống Gorbachev Raisa Gorbachev bên trong Nhà Trắng.

* Phần viết tay của Tổng thống Bush và các chỗ gạch chân để nhấn mạnh trong bản sao tối mật ghi lại cuộc trò chuyện giữa Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, James Baker với Tổng thống Gorbachev vào ngày 18/5, hơn 2 tuần trước khi cuộc gặp thượng đỉnh nói trên diễn ra.  

* Các bức điện tín được đóng dấu: “Chỉ được xem, không được phép lưu hành” của Bộ trưởng Ngoại giao Baker gửi từ Moscow tóm tắt các cuộc nói chuyện của ông ta với Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô Eduard Shevardnadze vào ngày 17/5 và với Tổng thống Gorbachev ngày 18/5.   
* Tóm lược “các bài luận theo chủ đề” của cuốn sách ngắn viết trình lên Tổng thống Bush xem trước cuộc gặp thượng đỉnh này, trong đó ghi lại thực trạng nền kinh tế của Liên Xô và của các nước vùng Baltic thuộc Liên bang Xô viết thời điểm đó, cuốn sách được xếp hạng tuyệt/phân phối độc quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ. 

* Các phân tích sắc sảo của CIA được đưa ra chỉ vài ngày sau cuộc gặp thượng đỉnh nói rằng Moscow không có kế hoạch cụ thể cho một cơ cấu an ninh mới của châu Âu để thay thế các đồng minh trong Cuộc chiến tranh Lạnh, và rằng việc sáp nhập nước Đức vào NATO dường như có thể tránh được bất cứ sự thay thế nào như vậy từ phía Moscow.  
Tháng 5/1990, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Baker đến Moscow tiền trạm cho cuộc gặp thượng đỉnh này. Ông nhận thấy Tổng thống Gorbachev đang gặp áp lực nghiêm trọng.

Các cuộc thảo luận giữa Baker với Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Eduard Shevardnadze và sau đó là với Tổng thống Gorbachev đã có thể làm tiền đề để phác thảo ra nội dung của cuộc gặp thượng đỉnh mà Tổng thống Bush cần trao đổi với ông Gorbachev tại Trại David, Washington 2 tuần sau đó. Chủ đề trọng tâm bao gồm cuộc khủng hoảng kinh tế tại Liên Xô.

Baker cũng cảnh cáo Liên Xô về những sức ép chiến thuật của họ đối với các nước cộng hòa Vùng Baltic, đồng thời ông cũng cho rằng vấn đề này có thể ảnh hưởng rất tiêu cực đến quan hệ Mỹ-Xô, cụ thể trên thực tế là nó có thể dẫn tới việc tiến trình đàm phán hiệp định thương mại tại Malta từ năm ngoái sẽ bị tạm dừng.

Vấn đề cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng khiến phát sinh các cuộc thảo luận bổ sung: Đó là việc sáp nhập nước Đức và triển vọng thành viên NATO của quốc gia này. Baker đưa ra 9 bảo đảm về sự thay đổi tính chất của NATO, cụ thể là từ một đồng minh quân sự thành một đồng minh chính trị nhưng không hề gây ra sự đe dọa nào với Moscow. 

Các tài liệu chỉ ra rằng ông Gorbachev đến Washington vào cuối năm 1990 dưới sức ép nặng nề của Ban chấp hành Trung ương (điều này đối nghịch với các cuộc gặp trước đây). Yêu cầu từ chức đối với ông  Gorbachev chứng tỏ các nhà lãnh đạo Liên Xô đang có phần hoảng loạn do họ đã đánh mất Đông Âu. Họ tìm cách cản trở ông Gorbachev thực hiện chính sách giải trừ quân bị và nêu nhiều ý kiến đối lập trong việc thống nhất nước Đức.

Tuy vậy, Tổng thống Gorbachev đã thể hiện sự linh hoạt đến ngạc nhiên về vấn đề thống nhất nước Đức – một mặt, ông đồng ý với nguyên tắc Helsinki về quyền tự quyết của các đồng minh, mặt khác muốn làm chậm quá sáp nhập Đức vào NATO để cho tiến trình châu Âu hội nhập diễn ra trước.

Tại hội nghị thượng đỉnh Washington, Tổng thống Gorbachev nói rằng ông sẽ thích hơn nếu được chứng kiến “một nước Đức thống nhất có vai trò như một người hòa giải của châu Âu” và rằng sẽ ưu tiên mô hình thống nhất “diễn ra trong một khoảng thời gian dài và sẽ được đồng bộ hóa với các tiến trình khác tại châu Âu”.

Tài liệu này cũng cho thấy Gorbachev đã đau đớn nhận ra rằng việc thống nhất nước Đức là một kết nối ngược và sự thống nhất châu Âu nhanh có thể phủ nhận cách nhìn của ông ta về một ngôi nhà chung châu Âu. Mặc dù Ngoại trưởng Mỹ Baker đã có chuyến đi tiền trạm tới Moscow trước cuộc gặp thượng đỉnh nói trên và cho biết Hoa Kỳ đồng ý với ý tưởng xây dựng một cấu trúc an ninh châu Âu; và người Mỹ có thể sẽ tiến hành một hội nghị của NATO vào tháng 7 để bàn về chính sách mở rộng đồng minh để tìm cách giúp ông Gorbachev.

Tuy nhiên ở hội nghị thượng đỉnh tại Trại David, Tổng thống Bush đã khẳng định: “Việc thống nhất đang mở ra trước mắt nhanh hơn chúng ta tưởng” và rằng “việc thống nhất nước Đức đang đến rất gần”.   

Nhiều vấn đề nóng

Tổng thống Bush tặng quà Tổng thống Gorbachev.
Tổng thống Bush tặng quà Tổng thống Gorbachev.

Tổng thống Gorbachev đã thừa nhận rằng những sức ép chính trị từ Quốc hội Liên Xô đã tạo ra các hạn chế xấu cho sự tự do vận dụng một cách khéo léo của ông đối với hầu hết các vấn đề của cuộc đàm phán này, tuy vậy ông ta cũng đã phần nào biến những hạn chế này thành chiếc đòn bẩy với Tổng thống Bush.  

Tài liệu chỉ ra rằng ông Gorbachev bàn thảo nhiều lần về bóng dáng của một cuộc khủng hoảng kinh tế đang hiện ra tại Liên Xô và ông cần phương Tây ủng hộ cho công cuộc Cải tổ của mình. Trong ngày 31/5, lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo đã dành một thời lượng đáng kể bàn về cuộc cải tổ kinh tế ở Liên bang Xô viết, và ôngGorbachev đã đề nghị Mỹ hỗ trợ.

Trong thời gian thảo luận, nhà lãnh đạo Xô viết đã hỏi người đồng cấp Mỹ có muốn nhìn thấy một nền dân chủ nào ở Liên Xô trong tương lai hay không. Ông lần lượt khẳng định rằng một Liên Xô mới sẽ là quốc gia mở, dân chủ và ổn định với nền kinh tế thị trường, tuy vậy sự thay đổi này cần phải đến từng bước. 

Ông Gorbachev nhận thấy sự cảm thông từ ông Bush với các vấn đề nội bộ Liên Xô, tuy nhiên ông Bush không thể và chưa sẵn sàng chuyển giao những gì mà nhà lãnh đạo Liên Xô mong mỏi nhất - đó là các gói tín dụng hỗ trợ đầu tư và mua sắm hàng tiêu dùng. Điều chính yếu nhất mà ông Bush có thể làm được sau lời thỉnh cầu của người đồng cấp khi họ tản bộ cùng nhau trong hành lang sau bữa tiệc cấp Nhà nước là việc xúc tiến hiệp định thương mại, mặc dù xuất hiện những chỉ chích từ chính giới xung quanh vấn đề độc lập của Lít-va, điều đó cho thấy ít nhất ông Gorbachev cũng đã đạt được một bước đi thành công. 

Trước khi ông Gorbachev tới Washington, Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức H.Kohl đã gọi điện cho Tổng thống Bush để nêu ra 3 quan điểm của mình trong cuộc gặp gỡ cấp cao này. Thứ nhất là trục kết nối Kohl – Bush liên quan đến “thành viên tương lai của nước Đức thống nhất trong NATO là không có một hạn chế nào”. Thứ 2, Thủ tướng Kohl dự tính đến việc “tìm một hiệp ước kinh tế nhạy cảm” với Tổng thống Gorbachev bởi vì ông “cần sự giúp đỡ rất lớn” – nghĩa là sự hỗ trợ tài chính và tín dụng cho Tây Đức là chính. Điểm thứ 3 “đây là điều vô cùng quan trọng khi hai quốc gia thực hiện quá trình giải giáp trong tương lai”. Thật thú vị là quan điểm chung Bush-Scowcroft (Bent Scowcroft, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ) về cuộc gặp gỡ này có thể được công bố trên hồi ký chung của hai người. 

Trong cuốn A World Transformed (tạm dịch là: Một thế giới đã biến đổi) trang 278 thì toàn bộ quan điểm thứ 3 của ông Kohl về việc giải giáp đã bị bỏ sót. Tổng thống Bush rất thận trọng viết vào biên bản ghi nhớ về việc Tổng thống Gorbachev cần giúp đỡ tài chính cho Liên Xô, ông Bush chỉ ghi rằng ông ta “nhớ buổi nói chuyện cá nhân với người đồng cấp Nga. Chúng tôi gặp vấn đề với câu chuyện liên quan đến Lít-va”. Nước Mỹ cũng đang gặp phải nạn thâm hụt ngân sách, và ông Bush không có ý định hỗ trợ tài chính cho ông Gorbachev – có lẽ ông Kohl cũng đang lâm vào hoàn cảnh đó.     

Một trích đoạn được Quỹ Gorbachev công bố và do Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ dịch năm 2010, nói về cuộc gặp tay đôi đầu tiên (thực tế có phiên dịch) tại Phòng Bầu dục. Biên bản ghi nhớ đầy đủ được ghi lại trong cuốn The Last Superpower Summits (tạm dịch là: Những cuộc gặp cuối cùng của Siêu cường).

Trong biên bản, Tổng thống Bush có mô tả các cuộc thảo luận này “nhìn chung là trầm tĩnh, mỗi bên chúng tôi đều có hy vọng có được điều gì đó như ở Malta”. Buổi trao đổi lần đầu tiên trong cuộc gặp cấp cao này rõ ràng đã kéo dài hơn dự tính, buộc họ phải hủy bỏ cả một phiên thứ nhất, tuy nhiên âm điệu lời nói của các nhà lãnh đạo là khá nổi bật, thẳng thắn và công tâm. Họ cùng nhau khẳng định việc cam kết hợp tác và sẽ tiếp tục tiến hành đàm phán về việc kiểm soát vũ khí. 

Tổng thống Bush gây chú ý với Tổng thống Gorbachev về tình hình tại Lít-va và ông cho thấy ông rất khó duy trì vị thế chính trị nếu ủng hộ cuộc cải tổ tại Liên Xô trong khi Moscow đang gây sức ép muốn Lít-va tiếp tục ở lại Liên bang Xô Viết. Tổng thống Bush nói ông sẽ cố gắng tiếp tục thể hiện sự kiên trì, tuy nhiên cũng chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo đối lập Lít-va đang so sánh ông với cựu lãnh đạo Đức  Chamberlain (người đã thay mặt chính Phủ Anh chấp nhận thỏa hiệp để Hiller chiếm Tiệp Khắc). “Nếu ủng hộ ông (tức tổng thống Gorbachev) thì nước Mỹ sẽ không còn những nguyên tắc dân chủ, tự do tuyệt vời nữa”. 

Ngôn từ trong 5 trang Chỉ thị mật do Tổng thống Bush trực tiếp ký đã đưa người đọc quay về quá khứ đầy những rắc rối của những cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí giữa các siêu cường, trong đó có những từ viết tắt với hàm ý thâm thúy, những chi tiết ẩn chứa các giới hạn, và đi kèm là những chương trình nghị sự mở. Câu chuyện đằng sau tiểu mục thứ nhất - chương trình tên lửa chống bức xạ không sử dụng năng lượng hạt nhân của quân đội Hoa Kỳ, đã tiết lộ chính xác vì sao phải cần nhiều thời gian cho việc hoàn thành hiệp ước START đến vậy (cho đến tận tháng 7/1991).
Theo National Security Archive

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.