3 điều không nên nói với con dù cha mẹ giàu đến đâu

GD&TĐ - Dưới đây là những điều mà giới chuyên gia khuyên bạn không bao giờ nên nói với con, bất kể bạn giàu có đến đâu.

 Làm cha mẹ cùng với sự giàu có thường mang thêm sự phức tạp trong quá trình dạy dỗ con cái. (Ảnh: ITN)
Làm cha mẹ cùng với sự giàu có thường mang thêm sự phức tạp trong quá trình dạy dỗ con cái. (Ảnh: ITN)

Bản thân tiền không làm hư hỏng trẻ em và thực tế, nhiều gia đình giàu có đã nuôi dạy những đứa trẻ trở nên xuất chúng. Ngay từ rất sớm, họ đã dạy các giá trị tiền bạc cho con cái của họ.

Nhiều người lớn không có quan điểm rõ ràng về giá trị đồng tiền và do đó họ truyền đi những thông điệp mâu thuẫn hoặc không phù hợp về tiền bạc.

Dưới đây là những điều mà giới chuyên gia khuyên bạn không bao giờ nên nói với con, bất kể bạn giàu có đến đâu.

1. “Bố/mẹ sẽ trả cho con một khoản tiền nếu con đạt điểm cao”

Khoản tiền thưởng đó có thể là vài trăm nghìn hoặc vài triệu, tùy thuộc vào mức độ mà cha mẹ nghĩ là hợp lý. Điểm mấu chốt ở đây là: Thưởng tiền không phải là một phương pháp nuôi dạy con cái tốt. Cách này dạy bọn trẻ rằng mục đích để đạt được mọi thứ là để được trả tiền và làm hài lòng cha mẹ của mình.

Trong khi đó, động lực tốt hơn đối với trẻ là sự hài lòng về bản thân và cảm giác đạt được thành tích.

2. “Thời gian là tiền bạc”

Điều đầu tiên mà trẻ muốn và cần là sự hiện diện của cha mẹ chúng, không chỉ về mặt thể chất mà cả về tinh thần. (Ảnh: ITN).
Điều đầu tiên mà trẻ muốn và cần là sự hiện diện của cha mẹ chúng, không chỉ về mặt thể chất mà cả về tinh thần. (Ảnh: ITN).

Cụm từ này thoạt nghe có vẻ rất ổn, nhưng nó vô tình dạy trẻ em đặt giá trị tiền bạc lên mọi thứ. Bạn không nên cố gắng gây ấn tượng với con cái bằng mức lương hàng giờ của mình.

Ngoài ra, một cụm từ như “Bố/mẹ không thể luyện tập bóng đá cùng con vì phải làm việc để chi trả các hóa đơn”, điều này vô tình gửi đi thông điệp tiêu cực về điều gì là quan trọng trong cuộc sống.

Điều đầu tiên mà trẻ muốn và cần là sự hiện diện của cha mẹ chúng, không chỉ về mặt thể chất mà cả về tinh thần.

Hãy tự hỏi bản thân: Bạn có cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi bạn không có mặt ở đó để luyện tập thể thao cùng con? Đương nhiên, tất cả chúng ta đều muốn con mình đánh giá cao sự may mắn của chúng, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đánh đồng hạnh phúc với tiền bạc.

Tốt nhất, các bậc cha mẹ nên cẩn thận khi liên kết hạnh phúc với tiền bạc. Khi trẻ nhận được thông điệp này, chúng thường nghĩ rằng tiền sẽ khiến chúng hạnh phúc và vỡ mộng khi trưởng thành và nhận ra tiền không mua được hạnh phúc.

3. “Đó không phải việc của con”

Thực tế, tiền không mua được hạnh phúc. (Ảnh: ITN).
Thực tế, tiền không mua được hạnh phúc. (Ảnh: ITN).

Trẻ em thường hỏi rất nhiều câu hỏi hóc búa như: Nhà mình có giàu không? Bố/mẹ kiếm được bao nhiêu tiền? Nhà mình có nhiều tiền hơn nhà bạn kia không?...

Đây có thể không phải là điều cha mẹ muốn nghe hoặc muốn trả lời, nhưng đó là những khoảnh khắc để dạy con. Điều quan trọng nhất là phát triển bầu không khí giao tiếp cởi mở với con bạn. Tò mò là tốt và bạn muốn con cảm thấy an toàn về tài chính, đó là gốc rễ của những câu hỏi trên.

Đừng mở đầu câu trả lời của bạn bằng: “Đây không phải chuyện con cần quan tâm” hoặc “Điều này có thể không hợp lý với con bây giờ”, bạn nên biết rằng những lời từ chối này vô tình xúc phạm trí thông minh của trẻ và khiến trẻ cảm thấy tồi tệ.

Vì vậy, hãy trả lời các câu hỏi một cách trung thực nhất có thể. Bạn không muốn biến tiền thành một chủ đề cấm kỵ. Tuy nhiên, bạn có thể nói với con mình rằng “Con biết không, một số vấn đề nên được giữ trong gia đình chúng ta, bao gồm cả vấn đề tiền bạc”.

Thực tế, có nhiều cha mẹ than phiền về việc họ bất hòa với con cái của mình sau khi họ đã làm việc rất chăm chỉ để chu cấp mọi thứ cho gia đình. Dĩ nhiên, mang lại cho gia đình bạn mọi thứ không phải là điều dễ dàng, nhưng khó khăn hơn và thành công hơn là không bao giờ đáp ứng con bạn mọi thứ, đặc biệt là khi bạn thừa khả năng làm điều đó.

Theo Businessinsider

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ