1. Không nói những lời thối chí
Dân gian có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Con người thay vì nói những lời chán nản, khiến người khác thối chí, hãy khích lệ, cổ vũ động viên.
Ngay cả chính bản thân mình, nếu gặp thất bại hay trắc trở, chớ vội nản lòng, mà phải tự nói với bản thân rằng: “Mình có thể làm được”.
Lời nói tuy vô hình nhưng có sức nặng ngàn cân, tiếp thêm cho con người động lực để đứng dậy, hoàn thiện những thiếu xót của chính mình.
2. Không khơi dậy những tổn thương
Nếu bất mãn, không đúng với ý mình, con người thường nói ra nhưng điều không nên nói, thậm chí còn khơi dậy những tổn thương từ trong sâu thẳm người khác. Cuộc sống không thể làm hài lòng bất cứ ai, hay lúc nào cũng có thể lời ngon tiếng ngọt.
Tuy nhiên, nếu đâm vào nỗi đau của người khác, không phải ta đang tranh luận hay góp ý, mà vô tình dùng dao cứa vào trái tim chưa liền sẹo của đối phương.
Lời nói chỉ là nhất thời, nhưng nhân cách của lắng nghe đã bị tổn thương vĩnh viễn. Nếu bạn thường xuyên nói những lời oán trách, tất sẽ sinh ra hận thù, rước họa thi phi, tự làm khổ chính mình.
3. Không nói những chuyện bí mật
Con người nên ý thức được, chuyện gì nên nói, chuyện gì không. Sống ở đời, ai có cũng những chuyện riêng tư không muốn tiết lộ.
Nếu họ tâm sự với bạn, có nghĩ là tin tưởng bạn, đừng vì sự nhỏ nhen mà mang lên bàn tiệc, làm trò vui cho người khác. Hoặc nếu bạn vô tình nhìn thấy, nếu không thể giúp đỡ cũng hãy làm như mình đừng biết gì cả. Hãy biết tôn trọng khoảng trời riêng tư của chính họ.
Con người nếu muốn nhận được sự tôn trọng lẫn nhau, tốt nhất đừng tiết lộ những chuyện bí mật của người khác. Trước khi mang chuyện riêng tư của người khác ra đàm tiếu, hãy nghĩ đến những hậu quả xấu có thể xảy ra để biết giữ mồm giữ miệng.