2 nhiệm vụ mới, trọng tâm xuyên suốt của giáo dục ĐH

2 nhiệm vụ mới, trọng tâm xuyên suốt của giáo dục ĐH

(GD&TĐ) - Năm học 2013 - 2014, toàn ngành bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết TW 8 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Để đạt được những mục tiêu của đề án, giáo dục ĐH xác định 2 nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt sẽ thực hiện trong thời gian tới.

Đó là: Chuyển mục tiêu giảng dạy từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực, phẩm chất của sinh viên; chuyển mô hình phát triển giáo dục ĐH dựa trên quy mô, số lượng sang mô hình phát triển giáo dục ĐH dựa trên chất lượng, hiệu quả.

Hai nhiệm vụ này được đưa ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI và tổng kết năm học 2012 – 2013 các trường ĐH, CĐ hôm nay (28/12).

3 hoạt động cần tập trung

Để từng bước thực hiện các mục tiêu đổi mới, trong năm học 2013 - 2014, giáo dục ĐH tập trung vào 3 hoạt động chính. Đó là xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 8; đổi mới mục tiêu giảng dạy, phương thức tuyển sinh và triển khai hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Bộ GD&ĐT với trách nhiệm là cơ quan đầu não, cùng với việc xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 sẽ xây dựng hệ thống văn bản thúc đẩy đổi mới của các cơ sở giáo dục ĐH, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Đồng thời, triển khai thực hiện điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH; đổi mới công tác thi tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy; đổi mới cơ chế tài chính hỗ trợ việc nâng cao chất lượng và triển khai công tác kiểm định cơ sở giáo dục ĐH.

Các ĐHQG, ĐH vùng và các trường ĐH trọng điểm cần có kế hoạch thực hiện tuyển sinh riêng sớm, thể hiện vai trò đầu tàu đổi mới của hệ thống giáo dục ĐH.

Trong năm 2014, nhóm các trường này có thể tuyển sinh riêng ở một số khoa, ngành nhất định. Những năm tiếp theo cần triển khai tuyển sinh riêng cho tất cả các ngành.

Quyết liệt chỉ đạo thay đổi nếp tư duy

Với các trường, cần xác định rõ công cuộc đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT sẽ phải thay đổi nếp tư duy cũ, phương pháp làm việc cũ không còn phù hợp với mục tiêu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới.

Điều này sẽ đụng chạm đến thói quen và tính bảo thủ của nhiều người, do đó, tập thể lãnh đạo nhà trường cần bám sát tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 và quyết liệt chỉ đạo thực hiện để đạt được các mục tiêu xác định.

Các trường sẽ tùy theo đặc điểm từng ngành nghề đào tạo xây dựng kế hoạch chuyển mạnh mẽ phương pháp giảng dạy từ truyền đạt kiến thức là chủ yếu sang hỗ trợ phát triển năng lực, phẩm chất của sinh viên; xây dựng những nhóm học tập kiểm mẫu theo mô hình mới.

Bên cạnh đó, quan trọng không kém là đổi mới xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo; gắn nghiên cứu với giảng dạy, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Năm học mới, nhiệm vụ quan trọng của các trường còn là xây dựng và triển khai đề án tự chủ tuyển sinh. Trong đó, các ĐHQG, ĐH vùng và các trường ĐH trọng điểm cần có kế hoạch thực hiện tuyển sinh riêng sớm, thể hiện vai trò đầu tàu đổi mới của hệ thống giáo dục ĐH. Trong năm 2014, nhóm các trường này có thể tuyển sinh riêng ở một số khoa, ngành nhất định. Những năm tiếp theo cần triển khai tuyển sinh riêng cho tất cả các ngành.

Phát huy vai trò UBND, các cơ quan chủ quản

Với cơ quan chủ quản của các cơ sở giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT đề nghị thực hiện phân cấp, đảm bảo quyền tự chủ của các trường theo quy định. Cùng với đó, rà soát lại các cơ sở giáo dục ĐH, rà soát lại đội ngũ cán bộ, giảng viên từng trường, thực hiện đúng các quy định trong bổ nhiệm cán bộ.

Với UBND các tỉnh, thành phố, bên cạnh việc đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường trên địa bàn đi đôi với tăng cường giám sát, Bộ GD&ĐT đề nghị triển khai kiểm tra, thanh tra hoạt động đào tạo, bao gồm cả liên kết đào tạo. Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tổng kết, đánh giá hoạt động kiểm tra, thanh tra, giải quyết những vấn đề phát sinh của cơ sở giáo dục ĐH trên địa bàn…

Năm học 2012 - 2013, Giáo dục ĐH đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: Đầu tư cho GD ĐH chưa đáp ứng sự phát triển của cả hệ thống trong khi nhu cầu học tập của nhân dân ngày một tăng cao; khó khăn trong cải thiện điều kiện đảm bảo chất lượng…

Khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: Để đào tạo lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu sự nghiệp CNH – HĐH đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Bộ GD&ĐT đã tiến hành các bước đổi mới trong quản lý ngành cũng như hoạt động đào tạo ở các nhà trường.


Năm học vừa qua, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và ban hành, tham mưu các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản phục vụ công tác đổi mới giáo dục đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành đào tạo và tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng; hỗ trợ đào tạo cho những vùng kinh tế khó khăn, các khu công nghiệp tập trung; phối hợp với địa phương trong thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo trên địa bàn. Trong điều kiện khó khăn chung, nhiều cơ sở giáo dục đại học đã khắc phục những thách thức, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ…


Hiếu Nguyễn

TIN LIÊN QUAN
Thay đổi tư duy khởi nghiệp cho sinh viên sau dịch bệnh. Ảnh: T.G

Tìm đường vượt khó: Thay đổi để thích ứng

GD&TĐ - Dịch bệnh là điều không ai mong muốn. Nhìn ở góc độ khác, dịch bệnh là thước đo “sức khỏe” các trường trong việc thích ứng sự biến đổi. Chuyển đổi hình thức dạy học, vừa dạy học vừa chống dịch… là những điều tích cực mà Covid-19 mang lại.
Ảnh minh họa

Nguyên hiệu trưởng 3 trường THCS chia sẻ về Ban phụ huynh

GD&TĐ - NGƯT.TS Trần Thị Kim Liên - Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội, từng là hiệu trưởng của 3 trường THCS tại Hà Nội – đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện về Ban đại diện cha mẹ học sinh (BPH) đang được dư luận quan tâm hiện nay.
Học viên ngành chăn nuôi thực hành trên gia súc

Ngành chăn nuôi - Nhiều cơ hội việc làm

GD&TĐ - Các đợt tuyển sinh những năm gần đây cho thấy, ngành chăn nuôi thường không có nhiều thí sinh quan tâm. Tuy nhiên, về tiềm năng sinh viên nhóm ngành này lại có rất nhiều cơ hội việc làm; đặc biệt hiện nay, khi Nhà nước đang dành nhiều ưu tiên để phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có ngành chăn nuôi.
Đổi mới thi chọn học sinh giỏi

Đổi mới thi chọn học sinh giỏi

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục đổi mới công tác thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thi chọn, tập huấn các đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế.
Tất cả trường học của Bình Dương dừng mọi hoạt động tham quan

Tất cả trường học của Bình Dương dừng mọi hoạt động tham quan

(GD&TĐ) - Trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại sáng nay (30/12) về vụ việc 7 học sinh bị đuối nước trên biển Cần Giờ, ông Dương Thế Phương – Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương - cho biết: Sở GD&ĐT đã có công văn khẩn gửi các Phòng GD&ĐT, nhà trường yêu cầu dừng tất cả các hoạt động tham quan.