Trong khi hàm lượng vitamin C của cam 33 mg/100 g, hàm lượng vitamin C của chanh 22 mg/100 g thì 18 loại rau củ quả dưới đây có lượng vitamin C còn nhiều hơn và thậm chí là gấp 5, 6 lần.
Lưu ý: Giá trị sau là hàm lượng vitamin C trên 100 gram
1. Bưởi: 38mg
Bưởi chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali, magiê, và chất xơ. Ăn bưởi giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, lá bưởi xông chữa cảm cúm, nhức đầu,...
2. Nhãn: 43mg
Trong nhãn chứa các thành phần dinh dưỡng phong phú bao gồm glucose và sắt, rất có lợi cho sức khỏe con người. Ngoài việc làm món ăn tráng miệng, thịt nhãn có nhiều tác dụng như làm đẹp, ích khí bổ thận, dưỡng tâm an thần, giúp ngủ ngon giấc.
3. Đu đủ: 43mg
Theo Đông y, đu đủ có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, làm mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng. Quả đu đủ xanh được sử dụng để nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay, chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...
4. Dâu tây: 47mg
Dâu tây giàu vitamin, chất xơ và các chất chống oxy hóa đặc biệt cao được gọi là polyphenol. Bên cạnh đó, dâu tây không chứa natri, không chất béo, không cholesterol, ít calo.
5. Táo đỏ: 54mg
Táo đỏ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, magiê và giàu vitamin. Theo Đông y, táo đỏ giúp bổ huyết an thần, tăng sức đề kháng, tăng cường cơ bắp, bảo vệ gan, ngăn ngừa dị ứng, kháng khuẩn, chống viêm.
6. Bông cải xanh: 56mg
Bông cải xanh có chứa glucosinolates với tác dụng chống ung thư, vì vậy nó còn được mệnh danh “vua chống ung thư" khi có thể phòng ngừa được 8 bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư ruột, ung thư miệng, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt…
7. Mướp đắng: 56mg
Mướp đắng có thể giúp giảm cân và làm đẹp cho các chị em. Tuy nhiên những người có khả năng tiêu hóa kém nên ăn ít hoặc không ăn vì nó có thể gây đầy hơi.
8. Súp lơ trắng: 61mg
Súp lơ trắng có nhiều vitamin C, vitamin K, canxi, axit folic, kali và chất xơ. Súp lơ trắng cũng có chứa các chất dinh dưỡng thực vật có các đặc tính tăng cường miễn dịch, chống lão hóa và chống ung thư.
9. Ớt xanh: 62mg
Là thực phẩm giàu vitamin C, ớt xanh chống oxy hóa hiệu quả. Chúng giúp duy trì sự toàn vẹn của mạch máu, da, cơ quan nội tạng và cả xương. Ăn ớt xanh thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh hoại huyết và hỗ trợ hệ miễn dịch của bạn.
10. Kiwi: 62mg
Ăn 2/3 trái kiwi mỗi ngày làm giảm nguy cơ đông máu đến 19% và giảm hàm lượng chất béo đến 16%. Kiwi giàu chất xơ, kali, acid folic, vitamin C và E, chất chống oxy hoá tuyệt vời, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy, các vấn đề về ruột khác
11. Cải xoăn: 63mg
Cải xoăn có hàm lượng kali rất phong phú, gấp 1,5 lần so với chuối. Cải xoăn là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất, giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin A và vitamin C.
12. Cải chíp: 64mg
Cải chíp là thực phẩm dưỡng sinh, ăn vào có thể lợi trường vị, thanh nhiệt, lợi tiểu tiện và ngừa bệnh ngoài da. Cải chíp còn có tác dụng chống scorbut, tạng khớp và làm tan sưng.
13. Cải ngồng: 65mg
Cải ngồng là phần ngọn non của cây cải, có hoa vàng, mọc cao vổng lên, vị đắng nhẹ. Loại cải này chứa nhiều các loại vitamin A, C, beta caroten và các khoáng chất chống oxy hóa.
14. Ổi: 68mg
Ổi ít calo và có thể so sánh với táo, nó rất giàu chất xơ không hòa tan và giúp thúc đẩy nhu động ruột.
15. Cải bẹ xanh: 72mg
Cải bẹ xanh giàu glucosinolates nên có khả năng ngừa ung thư, đồng thời hàm lượng axit oxalic không cao. Ăn cải bẹ xanh mỗi ngày giúp phòng ngừa ung thư bàng quang, thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, trị táo bón.
16. Ớt chuông: 104mg
Ớt chuông có màu sắc bắt mắt, dễ chế biến và ít mất vitamin C nhất khi ăn sống. Ngoài ra, nó rất giàu chất xơ và cao hơn so với đậu Hà Lan tươi.
17. Hồng táo/táo tàu tươi: 242mg
Theo Đông y, táo tàu tươi có vị ngọt, tính bình. Táo tàu tươi giúp thúc đẩy tiêu hóa, an thần; tăng axit trong dạ dày và tăng đường thực vật (không đáng kể). Đặc biệt, táo tàu tươi có hàm lượng vitamin C cao, nhiều hơn cam gấp 5 lần.