Dẫu biết rằng ly hôn sẽ để lại nhiều đau buồn cho cả đôi bên, tuy nhiên có những sự thật vô cùng đáng sợ về sự đổ vỡ này mà không phải ai cũng lường trước được đó chính là cuộc sống sau ly hôn.
Mất tự tin
Dù có cố gắng thể hiện mình vui vẻ hay ăn mặc tự tin đến mấy thì cũng không khỏi chạnh lòng bởi những cái nhìn lấm lét và những lời xì xào chỉ trỏ to nhỏ của người khác khi họ nhìn thấy bạn xuất hiện “ đấy, con đấy hay thắng đấy mới ly hôn rồi, bỏ vợ, bỏ chồng theo gái theo trai..”
Rồi dần dần trở nên thu mình lại, ngại giao tiếp đặc biệt là các mối quan hệ trong họ hàng, làng xóm, quen biết, gia đình. Có cảm giác xấu hổ và mặc cảm với hoàn cảnh hiện tại. Đi đâu cũng không dám nói to, cười lớn như trước kia.
Cô đơn khi 1 mình
Bạn cố gắng tỏ ra mình bận rộn, vui vẻ, vùi đầu vào công việc để không phải đối mặt với thực tại. Nhưng khi đêm về mọi thứ được trút ra hết, chỉ có mình bạn trong căn phòng nhỏ thì nỗi cô đơn, hụt hẫng sẽ ùa về. Cảm giác ấy nó rất khủng khiếp nhất là mơ thấy ác mộng, tỉ lệ người mắc bệnh trầm cảm vì thế mà tăng lên.
Mất cân bằng
Sẽ mất nhiều thời gian để bạn cân bằng lại cuộc sống. Từ các mối quan hệ đến công việc hay con cái, tài chính hoặc sợ giao tiếp với cha mẹ và người thân.
Cái cảm giác có lỗi và trở thành gánh nặng cho cha mẹ khi nhìn thấy họ mất ăn, mất ngủ, rồi khóc lóc thậm chí chửi mắng thậm tệ thực sự rất khó khăn. Trong nhà không khí lúc nào cũng nặng nề như đưa đám.
Nhưng hãy cố nghe và xin cha mẹ thứ lỗi, đừng cố tỏ thái độ bất cần hay đang rất ổn sẽ làm họ càng thêm lo lắng. Giai đoạn này cần người thân bên cạnh , tình yêu vô điều kiện của cha mẹ sẽ giúp bạn vượt qua nhanh
Sợ kết hôn
Mất lòng tin vào gia đình, vào tình yêu đôi lứa và người khác giới nên bạn rất khó mở lòng với ai đó. Thích quan hệ để giải tỏa sinh lý chứ không muốn có mối quan hệ lâu dài. Phải đắn đo suy nghĩ, đấu tranh tư tưởng rất nhiều nếu muốn đi bước nữa. Nhưng thực sự rất khó khăn vì bạn sợ sẽ bước vào vết xe đổ cũ
Chứng kiến người kia đi bước nữa
Dù” đường ai người ấy đi” đã chẳng còn quan hệ gì với nhau nữa nhưng bạn vẫn không khỏi đau lòng khi chứng kiến người kia gặp gỡ hoặc “tung tăng" bên người mới. Cảm giác lúc này đôi khi giống như bị phản bội, thật không dễ dàng chấp nhận.
Mất bạn bè
Nhiều cặp vợ chồng có bạn bè chơi chung có thể phải đối mặt với nguy cơ mất bạn sau ly hôn. Mặc dù phần lớn bạn bè thường duy trì mối quan hệ hoàn hảo với cả 2 bên, tuy nhiên một số vẫn chọn "phe phái” cho mình. Ngoài ra có xu thể chơi với người cùng hoàn cảnh với mình nên ít giao tiếp lại bạn cũ vì ngại và mặc cảm.
Khủng hoảng tài chính
Ly hôn không chỉ để lại nhiều hệ lụy về tinh thần hay xã hội mà còn có thể gây tổn thất tài chính nặng nề cho cả đôi bên. Cuộc sống của bạn sau ly hôn sẽ tốn kém hơn nhiều vì phải chi mạnh tay để tái tạo cảm xúc vui vẻ như đi du lịch, mua sắm lại để ổn định cuộc sống...
Chưa kể các khoản chi nếu bạn có quyền chăm sóc con cái. Bên cạnh đó, nhiều cuộc ly hôn kéo dài do bất đồng chưa được giải quyết từ đôi bên cũng đòi hỏi một khoản không nhỏ cho các chi phí pháp lý.
Phụ nữ thường là người đứng đơn ly hôn
Số vụ ly hôn do người vợ đứng đơn lớn gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Tức là khoảng 70% các vụ ly hôn ở Việt Nam do người vợ đưa đơn và người chịu nhiều thiệt thòi nhất về tất cả phương diện cũng là phụ nữ. Đặc biệt là có tái hôn thì sợ người chồng thứ 2 hơn người chồng đầu tiên. Nếu người chồng thứ 2 mà tồi tệ hơn người đầu cũng không dám bỏ vì sợ mang tiếng.
Tỷ lệ con cái ly hôn cao khi kết hôn
Cha mẹ đứt gánh giữa đường là mắt xích đầu tiền dẫn tới hàng loạt hệ lụy mà con trẻ phải gánh chịu sau này. Đặc biệt là những cặp vợ chồng trong đó một người xuất thân từ gia đình tan vỡ có tỷ lệ ly hôn tăng gấp 2 lần và nếu cả hai chung hoàn cảnh, nguy cơ tăng gấp 3.
Vì con cái là mô thức của cha mẹ, những lời nói, hành động, cử chỉ của cha mẹ, con cái có xu thế copy vô thức, mặc dù chúng không hề muốn có kết quả như cha mẹ chúng.
Nếu bạn vội vàng kết hôn sau ly hôn
Hãy nhớ rằng bạn đã từ si mê và yêu người cũ như thế nào? Từng vượt qua bao khó khăn như thế nào để kết hôn với họ. Nhưng rồi bạn vẫn ly hôn. Vì sao ư? Vì bạn đã đi qua trạng thái si mê. Theo nghiên cứu thì 2 năm đầu là thiên đường của hạnh phúc, bắt đầu sang năm thứ 3 thì não không còn tiết ra hoóc môn gây nghiện yêu nữa. Nếu bạn vội vàng kết hôn với người mới vì nghĩ đó mới là tình yêu đích thực của bạn thì không hẳn đâu?
Điều trên sẽ lặp lại, rồi bạn sẽ lại mâu thuẫn và khủng hoảng với người mới. Không có gì chứng minh cho bạn thấy bạn sẽ viên mãn với người mới cả, nhưng chắc chắn bạn sẽ đối diện với 9 điều trên.
Hãy chắc chắn rằng bạn đã cố gắng, đã nỗ lực vì mối quan hệ này mà không thể tốt hơn thì hãy nghĩ đến bước chân đi. Đừng để hối tiếc điều gì vì tuổi xuân và thời gian có hạn. Hệ lụy của nó mang lại lớn gấp 1000 lần những gì bạn tưởng tượng đó.