10 câu hỏi thường gặp về vắc xin Covid-19 với người nhiễm HIV

GD&TĐ - Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) vừa giải đáp 10 câu hỏi thường gặp về vắc xin Covid-19 với người nhiễm HIV. Qua đó, nhấn mạnh người nhiễm HIV nguy cơ bị Covid-19 nặng khi có CD4 thấp hoặc không điều trị ARV.

10 câu hỏi thường gặp về vắc xin Covid-19 với người nhiễm HIV

1. Covid-19 là gì?

Covid-19 là bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra. Virus lây từ người này sang người khác thông qua các phân tử nhỏ trong không khí và qua các giọt bắn. Sau đó, virus đi vào mắt, mũi, miệng, hầu, họng rồi xuống phổi.

Virus được phát hiện trong khoảng thời gian từ 2 đến 14 ngày sau tiếp xúc. 80% các trường hợp không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ như sốt, ho, đau nhức mình mẩy, nhức đầu, mất khứu giác hay vị giác, tiêu chảy, v.v… 15% có viêm phổi, giảm oxy trong máu.

Khoảng 5% bị bệnh nặng và cần chăm sóc tích cực. Biểu hiện nặng bao gồm suy hô hấp, viêm cơ tim, suy thận, đông máu, tắc mạch, nhiễm trùng huyết và các biến chứng khác… Covid-19 có nguy cơ diễn biến nặng ở người cao tuổi (> 65 tuổi), người có bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý thận, v.v... Tỷ lệ tử vong do Covid-19 vào khoảng > 2%.

Tình trạng bệnh có thể kéo dài, thậm chí ở cả những người có triệu chứng nhẹ và có thể mất vài tháng để hồi phục.

2. Hiện nay Việt Nam đang có các loại vắc xin Covid-19 nào?

10 câu hỏi thường gặp về vắc xin Covid-19 với người nhiễm HIV ảnh 1

3. Nguy cơ nhiễm Covid-19 với người có HIV và người sử dụng PrEP thế nào?

Các dữ liệu hiện có cho thấy, người sống chung với HIV (người có HIV - người nhiễm HIV) đang điều trị ARV hiệu quả có nguy cơ mắc Covid-19 tương tự như người không nhiễm HIV. Nguy cơ mắc Covid-19 cũng tương tự đối với người sử dụng PrEP và người không sử dụng PrEP.

Người cao tuổi và người ở mọi độ tuổi có các bệnh nền nghiêm trọng có nguy cơ cao bị bệnh nặng nếu mắc Covid-19. Người có H có nguy cơ bị bệnh nặng trong những trường hợp sau:

• Có CD4 thấp.

• Không điều trị ARV.

4. Lợi ích của tiêm vắc xin Covid-19 là gì?

Vắc xin Covid-19 chứa chất liệu di truyền hoặc kháng nguyên của SARS-CoV-2, virus gây Covid-19. Khi vào cơ thể, vắc xin kích thích hệ miễn dịch của chúng ta nhận biết và chống lại vi rút. Vắc xin thường được tiêm làm hai liều, và phải mất 2 tuần sau khi tiêm, cơ thể chúng ta mới tạo ra đủ khả năng bảo vệ chống lại vi rút.

Vắc xin có hiệu quả bảo vệ cơ thể chúng ta không bị Covid-19 nặng.

Tiêm vắc xin cũng bảo vệ những người xung quanh chúng ta.

Nếu số người trong cộng đồng được tiêm vắc xin đủ cao, nguy cơ lây lan virus Covid-19 sẽ giảm, còn được gọi là miễn dịch cộng đồng.

5. Vắc xin Covid-19 có an toàn với người nhiễm HIV hay người sử dụng PrEP không?

Có! Vắc xin Covid-19 an toàn cho mọi người nói chung, người có H và người uống PrEP nói riêng. Không có sự khác nhau về tính an toàn của vắc xin giữa người không nhiễm HIV so với người có H hoặc với người sử dụng PrEP.

Các tác dụng phụ của vắc xin có thể từ nhẹ đến vừa phải, như mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt; đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ tiêm. Đây là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể bạn đang đáp ứng với vắc xin và tạo khả năng bảo vệ. Các dấu hiệu này sẽ hết trong một vài ngày. Những tác dụng phụ nặng rất hiếm và lợi ích của việc tiêm vắc xin vượt trội so với những rủi ro do vắc xin gây ra.

6. Vắc xin Covid-19 có hiệu quả với người nhiễm HIV hay người sử dụng PrEP không?

Có hiệu quả!

Các nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy vắc xin Covid-19 mang đến lợi ích cho NCH tương tự như đối với tất cả các cá nhân và cộng đồng - dự phòng bệnh nặng do SARS-CoV-2 và giảm lây truyền virus.

Vắc xin có hiệu quả tốt nhất đối với người có H đang điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện và số lượng tế bào CD4 cao. Người sử dụng PrEP có lợi ích tương tự như cộng đồng người dân nói chung khi tiêm vắc xin.

7. Vắc xin Covid-19 có làm cho tình trạng HIV nặng lên không?

Không! Vắc xin Covid-19 không thể làm tình trạng HIV của bạn nặng lên hay xấu đi.

Điều lớn nhất ảnh hưởng đến tình trạng HIV là khi bạn ngừng uống thuốc ARV, làm cho HIV nhân lên gây suy yếu hệ miễn dịch. Vắc xin giúp bảo vệ bạn khỏi Covid-19 và duy trì sức khỏe của bạn.

Các nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy vắc xin Covid-19 mang đến lợi ích cho người có H tương tự như đối với tất cả các cá nhân và cộng đồng - dự phòng bệnh nặng do SARS-CoV-2 và giảm lây truyền virus.

Vắc xin có hiệu quả tốt nhất đối với người có H đang điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện và số lượng tế bào CD4 cao. Người sử dụng PrEP có lợi ích tương tự như cộng đồng người dân nói chung khi tiêm vắc xin.

8. Dùng thuốc kháng virus (ARV) có bảo vệ được người nhiễm HIV khỏi lây nhiễm Covid-19 không?

Thuốc HIV và PrEP không thể dự phòng hoặc điều trị Covid-19. Ví dụ, các nghiên cứu về lopinavir/ritonavir không thấy thuốc có hiệu quả chống lại Covid-19.

Không làm bất cứ việc nào dưới đây với mục đích dự phòng hoặc điều trị Covid-19:

• Thay đổi phác đồ điều trị ARV hoặc phác đồ PrEP đang sử dụng

• Uống thuốc PrEP chỉ để dự phòng hoặc điều trị Covid-19

• Chia thuốc ARV/PrEP cho người khác.

Cách tốt nhất để dự phòng Covid-19 cho người có H hoặc người sử dụng PrEP cũng như tất cả mọi người là tiêm vắc xin!

9. Có nên ngừng uống thuốc ARV hay PrEP khi tiêm vắc xin Covid-19 không?

Không ngừng thuốc ARV hoặc thuốc PrEP trước, trong hoặc sau tiêm vắc xin Covid-19. Các loại vắc xin Covid-19 đã được cấp phép không có tương tác với thuốc HIV và ngược lại.

Nếu ngừng uống thuốc điều trị HIV, bạn có thể gặp nhiều rủi ro vì mắc các bệnh liên quan đến HIV hơn và có nguy cơ cao bị mắc Covid-19 nghiêm trọng hơn.

Người sử dụng PrEP cần duy trì uống thuốc PrEP không bị lây nhiễm HIV.

10. Có loại vắc xin Covid-19 nào tốt hơn cho người có H hoặc người sử dụng PrEP không?

Không. Tất cả các loại vắc xin đã được phê duyệt để sử dụng tại Việt Nam đều có hiệu quả dự phòng Covid-19, giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong nếu mắc bệnh. Không có vắc xin Covid-19 nào được sản xuất riêng cho người có H hoặc người sử dụng PrEP. Vắc xin tốt nhất là loại vắc xin bạn được tiêm sớm nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.