Trắng đêm canh rùa biển "vượt cạn"

Mùa sinh sản của rùa biển thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.

Chia phiên canh trực 24/24 giờ để bảo vệ rùa biển
Chia phiên canh trực 24/24 giờ để bảo vệ rùa biển

Ở bãi Thịt thuộc Vườn quốc gia Núi Chúa (thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải, Ninh Thuận), chúng tôi đã ghi nhận công việc của những thành viên tổ tự nguyện thường xuyên có mặt giúp rùa vượt cạn.

Tổ tự nguyện gồm 12 thành viên thay phiên trực canh giúp hàng trăm lượt rùa biển vào sinh sản.

Người dân địa phương thường gọi những thành viên đội cứu hộ là “bà đỡ” của rùa biển.

Họ tham gia với tinh thần tự nguyên (với mức hỗ trợ 500.000 đồng/tháng), hàng đêm âm thầm cùng cán bộ Vườn quốc gia Núi Chúa giúp rùa vượt cạn.

Ông Nguyễn Sĩ Hùng, Trưởng phòng Bảo tồn biển cho biết, Vườn quốc gia Núi Chúa là nơi duy nhất ở đất liền và là khu vực thứ 2 ở VN (sau Vườn quốc gia Côn Đảo) có quần thể rùa biển đến sinh sản.

Tại đây đã ghi nhận 3 loại rùa biển quý hiếm thường xuyên lên bờ sinh sản, gồm Đồi mồi, Rùa xanh và Đồi mồi dứa.

Công việc của các thành viên đội cứu hộ bắt đầu từ chạng vạng tối cho đến rạng sáng hôm sau.

Mỗi người một đèn pin đi dọc bờ bãi biển kiểm tra, theo dõi rùa lên làm tổ, đẻ trứng và đánh dấu ổ trứng.

Sau khi sinh sản xong, nếu rùa mẹ bị mắc cạn hay gặp vật cản nào đó thì các “bà đỡ” có nhiệm vụ đưa rùa trở lại biển an toàn.

Cận cảnh rùa biển vượt cạn 2

Đánh dấu tổ để theo dõi và bảo vệ ổ trứng

Các ổ trứng được các “bà đỡ” đánh dấu, bảo vệ nghiêm ngặt cho đến 45 ngày, khi trứng nở, họ tiếp tục giúp những chú rùa con quay về biển.

Theo ông Hùng, được sự tài trợ của tố chức WWF (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên), sau hơn 10 năm tham gia bảo vệ rùa biển, số lượng rùa biển vào bãi Thịt sinh sản cứ tăng dần.

Như năm 2008, có 9 con rùa vào sinh sản, khoảng 700 rùa cin được thả về biển; năm 2009 có 12 ràu mẹ lên bờ đẻ trứng…Từ tháng 4.2014 đến nay có 57 lượt rùa lên bãi Thịt làm tổ và đã có 11 tổ nở thành công.

Một rùa mẹ đẻ khoảng 70 - 130 trứng, tỉ lệ nở thành công từ 50 - 70%.

Một con rùa phải mất 30 năm mới trưởng thành và chỉ có 1 trong 1.000 rùa con sống sót được tới thời điểm sinh sản.

Cận cảnh rùa biển vượt cạn 3Cận cảnh rùa biển vượt cạn 4Cận cảnh rùa biển vượt cạn 5Cận cảnh rùa biển vượt cạn 6Cận cảnh rùa biển vượt cạn 7Cận cảnh rùa biển vượt cạn 8Cận cảnh rùa biển vượt cạn 9Cận cảnh rùa biển vượt cạn 10Cận cảnh rùa biển vượt cạn 11Cận cảnh rùa biển vượt cạn 12
Theo iHay

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.